Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không? Bao lâu thì ăn được thịt gà? Đây là thắc mắc của nhiều người sau khi thực hiện quá trình tẩy nốt ruồi. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé!
Bạn đang đọc: Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không? Bao lâu thì ăn được thịt gà?
Tẩy nốt ruồi là phương pháp làm đẹp giúp loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt da. Tuy nhiên, sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi, cần thực hiện kiêng cữ một số loại thực phẩm giúp mô da nhanh chóng hồi phục. Thịt gà là thực phẩm gây tranh cãi khi bàn luận về các thực phẩm nên và không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi. Vậy tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không? Bao lâu thì ăn được thịt gà? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé!
Dưỡng chất có trong thịt gà
Thịt gà là thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Theo nghiên cứu từ viện dinh dưỡng, trung bình trong 100g thịt gà chứa các dinh dưỡng như:
- Calo: 239kcal.
- Protein: 27g.
- Lipid: 14g.
- Chất béo bão hòa: 3,8g.
- Kali: 223mg.
- Cholesterol: 88mg.
- Natri: 82mg.
- Magnesi: 23mg.
- Calci: 15mg.
- Sắt: 1,3mg.
Thịt gà có hàm lượng protein cao bởi phần thịt tương đối nạc và ít mỡ. Các món chế biến từ thịt gà giúp hỗ trợ giảm cân, tăng cơ hiệu quả.
Bên cạnh đó, thịt gà chứa nhiều phốt pho giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp. Việc bổ sung thịt gà đúng cách giúp cơ thể con người trao đổi chất thuận lợi hơn. Nó thúc đẩy hỗ trợ tuyến giáp, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng tryptophan có trong thịt gà góp phần giúp hệ thần kinh được thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ giúp cải thiện giấc ngủ.
Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không?
Thịt gà mang lại giá trị dinh dưỡng cao như vậy. Tuy nhiên, có phải ai cũng ăn được thịt gà? Trường hợp nào nên tránh hấp thụ các món ăn được chế biến từ thịt gà? Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không?
Thịt gà là nguyên liệu được đánh giá rất tốt, thơm ngon bổ dưỡng nhưng nó lại không lành tính. Thực phẩm này có thể mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là kích ứng, nhất là đối với những đối tượng đang có vết thương hở trên da.
Các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo, thịt gà có thể gây viêm, nó có thể khiến các vết thương hình thành sẹo lồi, mất thẩm mỹ. Do đó, những ai có vết thương đang lên da non, đặc biệt là những người mới tẩy mụn ruồi trên mặt cần kiêng kỵ tuyệt đối không nên ăn thịt gà.
Sau tẩy nốt ruồi bao lâu thì ăn được thịt gà?
Để đảm bảo vết thương do tẩy mụn ruồi được an toàn và thẩm mỹ nhất, sau khi tẩy mụn ruồi, tốt nhất bạn nên kiêng ăn thịt gà. Vậy nên kiêng ăn trong khoảng thời gian bao lâu là hợp lý?
Theo các chuyên gia, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn không cần phải kiêng bỏ ăn hẳn thịt gà. Bạn có thể ăn lại thịt sau khi vết thương của nốt ruồi bị xóa đã lành da, khi không thấy trên da xuất hiện các đốm đen, nâu hoặc đỏ do sắc tố.
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành có thể nhanh hoặc chậm khác nhau. Để đảm bảo vết thương lành tính, thẩm mỹ tốt nhất, bạn nên kiêng ăn thịt gà ít nhất 1 tháng. Nếu sau một tháng, vết thương vẫn chưa có dấu hiệu lành da, bạn cần quan sát, kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.
Mách bạn 5 thực phẩm nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi
Chắc hẳn bạn đã biết tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không! Vậy ngoài thịt gà, sau khi tẩy nốt ruồi, có thực phẩm nào cần đặc biệt chú ý nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương không? 5 thực phẩm dưới đây bạn cần kiêng ăn sau khi tẩy nốt ruồi:
Các món ăn từ nếp
Các món ăn được chế biến từ nếp chứa hương vị thơm ngon, béo ngậy. Nó đem lại nhiều dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thực phẩm từ đồ nếp thường có tính nóng. Nó khiến cho các vết thương có thể bị mưng mủ, viêm nhiễm và khiến cho vết thương khó lành lại. Nghiêm trọng hơn nữa, việc ăn đồ nếp khi vết tẩy mụn ruồi chưa lành có thể để lại sẹo xấu xí trên da, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm: Cách chẩn đoán và phác đồ điều trị rối loạn lo âu
Kiêng ăn rau muống
Rau muống là loại rau xanh phổ biến trong mâm cơm các gia đình Việt. Loại rau này cũng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng với chất xơ dồi dào.
Tuy nhiên, đây chính là tác nhân khiến cho vết thương của bạn lâu lành. Trong rau muống chứa thành phần giúp gây tăng sinh collagen mạnh mẽ, khiến vết sẹo trở thành sẹo lồi kém thẩm mỹ. Chính vì vậy, sau khi tẩy mụn ruồi, bạn hãy tạm thời kiêng ăn rau muống một thời gian để đảm bảo an toàn cho vết thương của mình nhé!
Kiêng ăn trứng
Trứng là thực phẩm tiếp theo bạn cần cho vào danh sách đen những món cần tránh xa sau khi tẩy nốt ruồi. Tuy chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn trứng lại khiến da của bạn không đều màu. Vết thương do tẩy nốt ruồi của bạn khi hồi phục có màu sắc chênh lệch hơn so với các vùng da khác. Nó tạo ra các vết loang lổ kém thẩm mỹ.
Kiêng ăn thịt bò
Bên cạnh việc quan tâm đến “Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không?”, việc bổ sung thịt bò hay các loại thịt đỏ khác cũng được rất nhiều người quan tâm. Thịt bò hay một số loại thịt đỏ khác tuy có hàm lượng protein cao, nhưng lượng protein này có trong thịt khiến kích thích tế bào da sản sinh quá mức gây nên tình trạng sẹo lồi. Nếu bổ sung lượng lớn thịt đỏ vào thực đơn dinh dưỡng sau khi tẩy nốt ruồi, sẽ để lại các vết sẹo lồi sẫm màu gây mất thẩm mỹ.
Kiêng ăn hải sản
Thật khó để kiểm soát các “cơn thèm” hải sản. Tuy nhiên, trong hải sản chứa nhiều protein, canxi. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như vậy khiến quá trình sản sinh collagen trên da tăng nhanh.
Nó khiến cho vết thương trên da bị ngứa ngáy, khó chịu, có nguy cơ hình thành sẹo thâm, sẫm màu. Do đó, để bảo vệ “cái đẹp”, bạn hãy cố gắng kiêng cữ hải sản ít nhất 1 tháng sau khi tẩy nốt ruồi nhé!
>>>>>Xem thêm: Mổ bướu mỡ có nguy hiểm không? Dấu hiệu cơ thể xuất hiện bướu mỡ
Bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ “Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không?”. Mong rằng các bạn tham khảo và lựa chọn được thực đơn tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và tính thẩm mỹ sau khi tẩy nốt ruồi nhé! Cảm ơn bạn đã dành thời gian đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong bài viết này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm