Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những người bị gãy đầu dưới xương quay của cổ tay thường bị gãy Goyrand Smith. Chấn thương này thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gãy xương là một trong những tai nạn thường phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, gãy đầu dưới xương quay của cổ tay lại là một trong những loại gãy xương thường gặp nhất. Trong các loại gãy đầu dưới xương quay cổ tay có gãy Goyrand Smith. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ra sao?

Gãy đầu dưới xương quay và gãy Goyrand Smith

Gãy đầu dưới xương quay xảy ra khi đầu dưới xương quay của cổ tay xuất hiện vết gãy nứt. Đây là một trong số những loại gãy xương thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Xương này thường bị gãy khi ai đó bị ngã chống tay và bàn tay duỗi thẳng quá mức. Tùy lực tác động trong từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể chỉ gãy xương quay hoặc bị gãy cả xương trụ.

Gãy Goyrand Smith hay gãy Smith là tình trạng gãy gập góc tại đầu xa của xương quay, làm đầu xa xương quay lệch vị trí giải phẫu nên gây ra tình trạng biến dạng. Khi bị ngã, cổ tay và cẳng tay bị gập ở tư thế cố định dẫn đến chấn thương này. Nếu bị gãy xương kiểu này, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật nắn chỉnh ổ gãy. Việc nắn chỉnh ổ gãy trong trường hợp này cũng không dễ dàng vì đây là kiểu gãy khó không thể nắn chỉnh kín.

Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Minh họa tư thế gãy Goyrand Smith

Nguyên nhân gãy Goyrand Smith

Nguyên nhân ngã chống tay và cổ tay duỗi quá mức chiếm 75 – 80% trường hợp mắc chấn thương này. Chủ yếu, người bệnh ngã do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông và tai nạn khi chơi thể thao. Một số trường hợp bị gãy Goyrand Smith do bị đánh hoặc tác động lực quá lớn lên đoạn dưới cẳng tay và cổ tay.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn các yếu tố khác làm tăng nguy cơ chấn thương như:

  • Người bị bệnh loãng xương có xương dễ gãy vỡ hơn. Họ có thể bị gãy smith chỉ sau cú ngã nhẹ.
  • Dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng loại gãy xương này sẽ dễ gặp phải hơn ở đối tượng trẻ em và người ngoài 50 tuổi. Bởi hai nhóm đối tượng này có hệ khung xương kém khỏe mạnh hơn những độ tuổi khác.
  • Những người chơi thể thao cường độ cao lâu năm, chơi môn thể thao có tính đối kháng cao hay những vận động viên cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn.

Dấu hiệu gãy Goyrand Smith

Người bị gãy Goyrand Smith ngay lập tức sẽ cảm nhận được các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau tại vị trí gãy và đau vùng cổ tay ngay lập tức. Cảm giác đau nhói sâu từ bên trong ở vùng cổ tay.
  • Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian chứ không giảm, đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Tại vị trí gãy xương có dấu hiệu sưng tấy, bầm tím.
  • Khuỷu tay bị co cứng, không thực hiện được cử động cẳng tay và cổ tay bên bị gãy xương.
  • Nhìn rõ biến dạng ở cổ tay. Nếu bạn nhìn thẳng, bàn tay nhìn vẹo ra phía bên ngoài. Bàn tay và bờ ngoài cẳng tay tạo thành hình lưỡi lê. Nếu nhìn nghiêng, bàn tay lệch ra sau.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt hiệu quả ngay tại nhà cha mẹ cần biết

Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Gãy smith có thể khiến cổ tay bị biến dạng

Gãy Goyrand Smith có nguy hiểm không?

Gãy Goyrand Smith là một dạng gãy xương khó. Nếu trì hoãn việc điều trị hay điều trị chậm trễ, người bị gãy xương có thể gặp các biến chứng như:

  • Biến chứng thường gặp nhất là tổn thương thần kinh giữa tạm thời hoặc lâu dài. Tổn thương thần kinh giữa tạm thời liên quan tới loại gãy, mức độ di lệch ban đầu, kỹ thuật nắn xương ban đầu. Tổn thương thần kinh giữa lâu dài do can lệch, nhất là can lệch gập góc ra sau nhiều.
  • Một số người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng hay rối loạn lưu thông máu cục bộ ở tay sau gãy xương hoặc viêm tấy.
  • Viêm dính gân gấp, gân duỗi hay đứt gân, nhất là đứt gân duỗi dài ngón cái cũng là biến chứng thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
  • Bị hạn chế gập và duỗi, đau đớn khớp quay cổ tay do can lệch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự truyền lực qua khớp cổ tay và khớp quay trụ dưới. Biến chứng này thường gặp ở người vận động cổ tay nhiều.
  • Biến chứng hiếm gặp là khớp giả do khi cố định ngoài bất động không tốt, kéo xa những mảnh gãy quá mức.

Gãy Goyrand Smith điều trị thế nào?

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân gãy Goyrand Smith.

Điều trị bảo tồn khi gãy Goyrand Smith

Phương pháp điều trị bảo tồn thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Gãy xương nhẹ, ít di lệch hoặc gãy xương kèm trật khớp quay trụ dưới.
  • Người cao tuổi mắc những bệnh lý mạn tính không thực hiện được phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ được nắn chỉnh theo các bước sau:

  • Bệnh nhân được uống thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau trước khi nắn chỉnh.
  • Người bệnh nằm ở tư thế ngửa, khuỷu tay gấp 90 độ.
  • Người hỗ trợ một tay nắm ngón tay cái, một tay nắm ngón II-III-IV kéo thẳng trục để chỉnh di lệch chồng.
  • Người thực hiện nắn chỉnh chính nắm sát trên vị trí gãy, 4 ngón tay của 2 tay vòng ra trước tỳ lên đầu gãy trung tâm, 2 ngón tay cái đẩy đoạn ngoại vi ra trước. Cùng lúc đó, người hỗ trợ gập cổ tay người bệnh tối đa.
  • Người hỗ trợ kéo mạnh bàn tay vào trong, người nắn đẩy đoạn ngoại vi vào trong mục đích là để chữa di lệch ra ngoài.
  • Sau khi đã nắn chỉnh hết di lệch, bệnh nhân được bó bột từ 1/3T cẳng tay đến khớp bàn – ngón tay, bàn tay nghiêng trụ.
  • Tuần đầu bác sĩ sẽ để bột rạch dọc cho hết sưng nề. Sau đó, bệnh nhân sẽ được bó bột tròn kín để giữ ổ gãy. Bột cần để tối đa 5 tuần.

Gãy Goyrand Smith là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nang đám rối mạch mạc: Nguyên nhân và cách điều trị

Người bị gãy smith cần được điều trị sớm tránh biến chứng

Phẫu thuật chữa gãy Goyrand Smith

Trong trường hợp bệnh nhân bị gãy thấu khớp, gãy hở kèm tổn thương mạch máu thần kinh, gãy xương cổ tay và điều trị bảo tồn thất bại. Các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật xuyên đinh kirschner qua da để cố định mảnh gãy vào vỏ xương đối diện. Nếu gãy đầu dưới xương quay ngoại khớp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật Kapandji. Phẫu thuật cho bệnh nhân gãy Goyrand Smith khá đơn giản nên được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

Cách phòng ngừa gãy Goyrand Smith

Vì gãy Goyrand Smith chủ yếu do tai nạn và té ngã nên chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Di chuyển một cách thận trọng khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn lao động hay an toàn trong quá trình sinh hoạt.
  • Tại các gia đình nên có thảm chống trượt, dùng các loại gạch ốp lát chống trượt, lắp đặt tay vịn cầu thang.
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng sự linh hoạt và cải thiện sức mạnh của các khớp xương. Điều này giúp hạn chế hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của chấn thương khi té ngã hay tai nạn.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D qua thực phẩm giàu canxi và thực phẩm giàu vitamin D hoặc sản phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức mạnh xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh loãng xương sớm nhằm điều trị loãng xương kịp thời. Khi xương chắc khỏe sẽ giảm nguy cơ gãy xương.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng gãy Goyrand Smith. Dù nguyên nhân gây ra chấn thương này thường do tai nạn khách quan nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Và điều quan trọng, nếu cảm thấy đau sau khi té ngã hoặc va chạm mạnh, bạn nên đi khám sớm để phát hiện gãy xương sớm, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *