Cục máu đông thực ra không hề xa lạ, ngược lại còn rất quen thuộc với chúng ta, là yếu tố “cứu cánh” mỗi khi cơ thể chảy máu, giúp cầm máu nhanh chóng và hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cách loại cục máu đông thường gặp.
Bạn đang đọc: Các loại cục máu đông thường gặp và quá trình hình thành cục máu đông
Các loại cục máu đông thường gặp là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu hơn về cục máu đông cũng như một số loại thường gặp nhất.
Thế nào là cục máu đông?
Trước khi tìm hiểu các loại cục máu đông thường gặp, bạn cũng cần nắm được cục máu đông là gì. Cục máu đông thực ra là những khối thạch giống như máu và được tìm thấy nhiều nhất ở các động mạch hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng hoặc chân, tay,…
Thông thường những cục máu đông này có tác dụng chính là cầm máu khi cơ thể có vết thương hở hoặc chảy máu trong. Theo cơ chế tự nhiên, hầu hết các trường hợp cầm máu bằng cục máu đông sẽ tự phá vỡ khi vết thương đã lành lại và không còn chảy máu nữa. Tuy vậy, một số trường hợp nhất định vẫn có thể gặp tình trạng cơ thể không phá vỡ cục máu đông được mà tự hình thành bên trong mạch máu trong những lần bị thương tiếp theo. Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Việc các cục máu đông hình thành trong mạch máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, các cục máu đông này cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như ruột, thận và mắt với tỷ lệ xảy ra khá thấp nhưng người bệnh không nên lơ là.
Quá trình hình thành các cục máu đông
Tìm hiểu về các loại cục máu đông thường gặp, bạn cũng nên nắm được quá trình hình thành cục máu đông để hiểu hơn cơ chế phân loại. Vòng đời tồn tại của cục máu đông sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các phản ứng hóa học của cơ thể, cụ thể là:
Sự hình thành các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương, cơ thể sẽ tự kích hoạt để giải phóng một lượng tiểu cầu nhất định. Khi này, các tiểu cầu sẽ tập trung tại khu vực thành mạch bị tổn thương và tạo nên một khối lấp đầy vết thương, ngăn chặn máu không chảy ra ngoài. Một khi cơ chế này được kích hoạt thì tiểu cầu sẽ giải phóng đồng thời hóa chất thu hút thêm tiểu cầu và tế bào khác tham gia chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Phát triển thành các cục máu đông: Các loại cục máu đông thường gặp đều được hình thành trên 1 cơ chế nhất định. Các protein trong máu có nhiệm vụ chính trong quá trình đông máu hoặc rối loạn đông máu, có thể báo hiệu lẫn nhau để tạo nên phản ứng dây chuyền với tốc độ nhanh chóng, từ đó tạo nên những sợi fibrin dài hay còn gọi là sợi huyết. Những sợi huyết này sẽ kết hợp với nút tiểu cầu để hình thành mạng lưới thu nhận nhiều tiểu cầu và tế bào khác và hình thành nên cục máu đông. Sợi huyết khi này đóng vai trò giúp cục máu đông cứng và vững chắc hơn, ngăn không cho máu tiếp tục chảy.
Phản ứng ức chế sự tăng trưởng huyết khối: Các phân tử protein khác sẽ dần bù đắp lại cho các protein đóng vai trò đông máu, từ đó giúp cục máu đông không lan rộng mà chỉ giới hạn tại vị trí vết thương.
Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương dần hồi phục sẽ không cần đến các cục máu đông nữa, lúc này, sợi huyết trong cục máu đông sẽ dần hòa tan trong máu, tiểu cầu và tế bào từ cục máu đông tách nhau ra và cục máu đông hoàn toàn được phá hủy.
Các loại cục máu đông thường gặp bạn nên biết
Theo các tài liệu y khoa về các loại cục máu đông thường gặp thì cục máu đông được phân loại thành 3 loại chính là huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi.
Huyết khối tĩnh mạch nông
Đây là một trong các loại cục máu đông thường gặp nhất, được hình thành bên trong tĩnh mạch và gần bề mặt da. Tình trạng xuất hiện huyết khối tĩnh mạch nông có thể dẫn đến các triệu chứng cụ thể như:
- Sưng tấy và đau kèm theo dấu hiệu viêm da tại vị trí tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
- Cảm thấy cứng bất thường ở tĩnh mạch khi chạm vào.
- Do ửng đỏ trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Tìm hiểu thêm: Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi những thông tin cần biết
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Nói đến các loại cục máu đông thường gặp thì nhất định không thể bỏ qua huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là tình trạng các cục máu đông được hình thành ở bên trong tĩnh mạch sâu của cơ thể, phổ biến nhất là ở đùi, chân dưới hoặc vùng xương chậu.
Không chỉ vậy, huyết khối tĩnh mạch sâu còn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, cơ quan khác trên cơ thể như cánh tay, gan, thận, ruột,… Khi xuất hiện loại cục máu đông này người bệnh có thể nhận thấy những triệu chứng như:
- Sưng tấy 1 chân hoặc đôi khi là cả 2 chân đều bị sưng.
- Cảm giác đau quặn và nhức ở chân, đặc biệt là vùng bắp chân. Cơn đau gây khó chịu và có thể nặng hơn khi người bệnh uốn cong chân về phía gần đầu gối.
- Cảm giác luôn nặng nề ở phần chân hoặc thân dưới do cục máu đông xuất hiện tại tĩnh mạch sâu.
- Da đỏ ửng tại vị trí tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong số các loại cục máu đông phổ biến và cũng là tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường như trên, trong đó bao gồm cả việc bị sưng đau chân, khó thở, tức ngực không rõ lí do. Dạng cục máu đông này nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây thuyên tắc phổi rất nguy hiểm.
Thuyên tắc phổi
Loại cục máu đông này là tình trạng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong cao nếu bệnh nhân không tiến hành cấp cứu kịp thời và có hiệu quả. Đa phần các ca bị thuyên tắc phổi đều do huyết khối tĩnh mạch sâu chuyển biến nặng gây nên, tạo điều kiện cho các cục máu đông di chuyển đến phổi và bệnh tình trở nặng.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa mỡ ở gan có nguy hiểm hay không?
Mong rằng những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về các loại cục máu đông phổ biến và triệu chứng, mức độ nguy hiểm của từng loại. Khi có vết thương chảy máu người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe để nhận biết sớm tình trạng cục máu đông nguy hiểm và cấp cứu, điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Xem thêm: Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm