Gan yếu và những điều cần biết

Gan yếu và những điều cần biết

Bệnh gan yếu là một tình trạng y tế phổ biến, khi gan không hoạt động hiệu quả để thực hiện các chức năng cơ bản của cơ thể. Trong thời đại ngày nay, vấn đề gan yếu trở nên phổ biến do lối sống không lành mạnh và áp lực từ môi trường sống. Gan yếu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Gan yếu và những điều cần biết

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về gan yếu, các nguyên nhân phổ biến, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Với việc trang bị kiến thức vững chắc, bạn sẽ có thêm phương pháp để bảo vệ và cải thiện sức khỏe của mình.

Gan yếu là tình trạng như thế nào?

Gan yếu, hay còn gọi là suy gan, là tình trạng mà khi đó gan không còn có khả năng thực hiện một hoặc nhiều chức năng của nó một cách hiệu quả. Gan là một trong những cơ quan lớn và quan trọng nhất trong cơ thể, thực hiện hơn 500 chức năng, bao gồm việc lọc máu, bài tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen, và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gan bị yếu, khả năng thực hiện những nhiệm vụ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hậu quả đối với sức khỏe tổng thể.

Gan yếu và những điều cần biết

Gan yếu có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ tổng thể

Nguyên nhân gan bị suy yếu

Suy gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân đều ảnh hưởng đến gan theo cách riêng. Một nguyên nhân phổ biến gây suy gan là tác động của các loại virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và C, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Chúng tấn công gan và gây viêm, làm biến đổi cấu trúc và chức năng của các tế bào gan.

Ngoài ra, việc lạm dụng hoặc uống bia rượu quá mức trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm gan do rượu và gan nhiễm mỡ, cả hai đều có thể gây viêm gan, thậm chí tiến triển thành xơ gan. Rượu phá hủy các tế bào gan và ức chế quá trình tái tạo tế bào, làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan.

Một số loại thuốc, chất độc, hóa chất công nghiệp có thể gây hại cho gan. Việc tiếp xúc lâu dài hoặc tiếp xúc với liều lượng cao có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và làm cho gan yếu đi.

Bên cạnh đó, nghẽn đường mật do sỏi mật, viêm tuyến tụy, hoặc ung thư có thể gây áp lực lên gan và làm ảnh hưởng đến việc dẫn lưu mật thoát ra khỏi gan, dẫn đến viêm gan.

Các bệnh di truyền như bệnh Wilson, quá tải sắt thứ phát (Hemochromatosis), và bệnh amyloidosis ảnh hưởng đến khả năng lọc và chuyển hóa các chất của gan, gây tổn thương và suy gan. Bệnh lý tự miễn làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào gan có thể gây tiến triển thành suy gan. Bệnh nhiễm trùng nặng, như nhiễm trùng huyết, hoặc các bệnh mạn tính khác cũng có thể làm suy giảm chức năng gan và dẫn đến gan yếu.

Triệu chứng của gan yếu

Khi gan không hoạt động hiệu quả, nó không thể thực hiện đầy đủ các chức năng quan trọng của mình. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng và vấn đề sức khỏe khác nhau, phản ánh sự suy giảm của các chức năng gan. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi gan yếu:

Vàng da và mắt

Nguyên nhân của tình trạng này xảy ra do khi gan suy yếu sẽ làm cho bilirubin (một chất phụ khi hồng cầu bị phân hủy) tích tụ trong máu và mô. Khi gan không thể lọc, loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng da và mắt có màu vàng. Mức độ vàng da càng nghiêm trọng báo hiệu mức độ suy yếu của gan ngày càng nặng nề.

Gan yếu và những điều cần biết

Vàng da, vàng mắt là triệu chứng phổ biến khi gan bị suy yếu

Phù nề

Khi gan suy yếu, nó không thể giữ protein trong máu. Việc thất thoát protein dẫn đến giảm áp lực trong mạch máu, gây ra tích tụ chất lỏng. Việc tích tụ chất lỏng ngày càng nhiều sẽ gây nên triệu chứng sưng và phù nề trên cơ thể, đặc biệt là ở bụng và chân.

Mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc

Gan là cơ quan giúp chuyển hoá, dự trữ năng lượng cho cơ thể. Khi chức năng gan ngày càng suy giảm, cơ thể không nhận đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, sẽ dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi cả ngày.

Bên cạnh đó, trạng thái tinh thần của bệnh nhân cũng dễ bị ảnh hưởng. Do các chất độc hại, như amoniac, không được gan lọc sạch khỏi máu, chúng có thể tích tụ và ảnh hưởng đến não. Từ đó sẽ khiến bệnh nhân dễ bị lẫn lộn, khó tập trung, thậm chí là hôn mê trong các trường hợp nghiêm trọng.

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu

Gan là cơ quan sản sinh các protein, yếu tố giúp đông máu nhằm tránh tình trạng xuất huyết trong cơ thể. Khi gan không thể sản xuất đủ các yếu tố đông máu sẽ làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Do đó, khi chịu một lực va đập nhỏ thì người bệnh có nguy cơ dễ xuất hiện các vết bầm tím, hoặc chảy máu kéo dài.

Các bệnh lý liên quan khi gan bị suy yếu

Các bệnh lý liên quan đến gan yếu bao gồm một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến chức năng của gan như chức năng lọc và xử lý chất độc, chất dinh dưỡng, và các chất khác. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến liên quan đến gan yếu:

  • Viêm gan: Tình trạng viêm của gan, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm nhiễm virus (viêm gan A, B, C, D, và E), lạm dụng rượu, hoặc tiếp xúc với chất độc. Viêm gan có thể dẫn đến các vấn đề gan nghiêm trọng nếu không được điều trị.
  • Gan nhiễm mỡ: Bao gồm cả gan nhiễm mỡ do rượu và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là tình trạng tích tụ mỡ thừa trong tế bào gan, có thể dẫn đến viêm và tổn thương gan.
  • Xơ gan: Là quá trình xơ hóa dần của gan, thường là kết quả của viêm gan kéo dài. Xơ gan gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện chức năng bình thường của gan, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, tích tụ chất lỏng trong bụng (báng bụng), và hôn mê gan.
  • Ung thư gan: Bao gồm cả ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan là biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị và để lại hậu quả nặng nề nhất cho bệnh nhân. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn tiến triển của bệnh và bảo vệ chức năng gan.

Tìm hiểu thêm: Ăn rau để qua đêm có tốt không? Cách bảo quản rau tươi lâu

Gan yếu và những điều cần biết
Xơ gan là một trong biến chứng khi gan suy yếu

Các biện pháp phòng tránh gan yếu

Để phòng ngừa gan yếu và duy trì một lá gan khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế uống rượu: Việc tiêu thụ rượu, bia với lượng ít hoặc tránh hoàn toàn giúp giảm gánh nặng cho gan và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, và xơ gan.
  • Tránh tiếp xúc với chất độc: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, chẳng hạn như thuốc trừ sâu và hóa chất công nghiệp, điều này có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương.
  • Sử dụng thuốc một cách thận trọng: Một số loại thuốc, bao gồm cả các loại không cần kê đơn, có thể gây hại cho gan nếu được sử dụng không đúng cách. Tránh sử dụng thuốc quá liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm vaccine phòng viêm gan A và B có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các virus gây hại cho gan.
  • Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của người khác: Tránh dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân có thể giúp ngăn chặn việc lây nhiễm các virus viêm gan. Đồng thời, nên sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B và C.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các xét nghiệm sức khỏe định kỳ, như các xét nghiệm chức năng gan, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh gan.

Gan yếu và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Tiêm insulin khi nào? Insulin có tác dụng gì?

Cần hạn chế uống bia rượu để bảo vệ gan khoẻ mạnh

Gan yếu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ, hạn chế uống rượu, và thực hiện quan hệ tình dục an toàn, có thể phòng ngừa được các bệnh lý về gan và bảo vệ gan khỏi các tổn thương. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện sớm, quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến gan, góp phần duy trì sức khỏe gan lâu dài.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *