Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?

Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?

Có không ít người cho rằng, chỉ cần thoa kem dưỡng ẩm thì làn da sẽ trở nên ẩm mịn và căng mọng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi việc sử dụng kem dưỡng ẩm đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả dưỡng da tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa nhé!

Bạn đang đọc: Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?

Kem dưỡng ẩm là bước quan trọng trong chu trình skincare hàng ngày để cấp ẩm và tăng độ đàn hồi cho da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được thời điểm rửa mặt sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp. Vậy bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho làn da? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ dành riêng cho bạn đấy.

Điều gì xảy ra khi da không được cấp đủ độ ẩm?

Kem dưỡng ẩm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da. Với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, cùng với áp lực công việc và lối sống không lành mạnh, da dễ bị tổn thương và mất đi độ đàn hồi tự nhiên theo thời gian. Để giúp da cải thiện tình trạng này, cần phải có chế độ chăm sóc da kỹ lưỡng. Nếu da không được cung cấp đủ độ ẩm, có thể gặp phải nhiều vấn đề như:

  • Da khô là vấn đề đầu tiên xảy ra khi da không được cấp đủ ẩm. Việc bỏ qua bước kem dưỡng ẩm có thể khiến da trở nên khô sần và thiếu sức sống. Vì vậy, việc cấp ẩm cho da thông qua kem dưỡng là cần thiết để duy trì làn da ẩm mượt, mềm mại và tươi trẻ.
  • Việc không dưỡng ẩm đều đặn cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da. Điều này sẽ làm mất đi vẻ trẻ trung và rạng rỡ của làn da, tạo ra những đường rãnh và vết chân chim.
  • Thiếu ẩm cũng chính là nguyên nhân khiến da trở nên sạm màu và xuất hiện các vết thâm nám. Để giải quyết tình trạng này, việc cung cấp đủ độ ẩm cho da là điều thiết yếu. Điều này không chỉ giúp phục hồi làn da đầy đặn mà còn giúp làm mờ nếp nhăn. Đồng thời, hãy bảo vệ da khỏi tác động có hại từ tia UV bằng cách sử dụng kem dưỡng chống nắng.

Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?

Kem dưỡng ẩm là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da

Tại sao cần phải rửa mặt sau khi bôi kem dưỡng ẩm?

Trên thực tế, kem dưỡng ẩm là một hỗn hợp các chất hóa học được tổng hợp và điều chế đặc biệt để làm cho lớp biểu bì da mềm mại và mịn màng hơn. Chức năng chính của chúng là cung cấp độ ẩm cho làn da.

Trước khi giải đáp cho câu hỏi bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa, chúng ta cần hiểu được tại sao cần phải làm sạch da sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Về cơ bản, các thành phần trong kem dưỡng ẩm sẽ được hấp thụ vào da sau khi bôi, giúp cấp ẩm và các dưỡng chất thiết yếu cho da. Tuy nhiên, nếu da không được làm sạch đúng cách sau khi thoa kem dưỡng thì các tạp chất, mồ hôi và bụi bẩn có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn cũng như các vấn đề về da khác.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả tối ưu của kem dưỡng ẩm và bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây hại, cần phải rửa mặt sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da này. Tuy nhiên, bạn cũng không nên rửa mặt ngay sau khi thoa kem dưỡng mà phải có thời gian để kem thẩm thấu vào da. Vậy nên bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa? Hãy cùng tìm hiểu trong phần chia sẻ tiếp theo nhé!

Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa?

Vậy bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ mang hiệu quả tối ưu nhất? Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, thời điểm lý tưởng nhất để làm sạch da mặt là khoảng 8 tiếng sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Như vậy, nếu sử dụng kem dưỡng ẩm vào ban ngày, bạn có thể rửa mặt sạch với nước sau 8 tiếng. Ngược lại, nếu dùng kem dưỡng ẩm vào ban đêm, bạn có thể làm sạch mặt sau khi thức dậy.

Tìm hiểu thêm: Phân suất tống máu là gì? Vì sao chỉ số này lại quan trọng trong siêu âm tim?

Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?
Đối với da thường, nên rửa mặt sau khi thoa kem dưỡng ẩm khoảng 8 tiếng

Tuy nhiên, đối với những người có làn da dầu, nên rửa sạch mặt sau khoảng 4 tiếng thoa kem dưỡng ẩm sẽ tốt nhất. Điều này có thể giúp da giảm tình trạng tiết dầu quá mức. Từ đó sẽ giúp tránh được nguy cơ bị tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm kích ứng da.

Nhìn chung, tùy vào từng loại da sẽ có thời gian rửa mặt sau khi thoa kem dưỡng khác nhau. Do vậy, bạn cần hiểu rõ về tình trạng da của mình để xây dựng được chu trình chăm sóc da phù hợp nhất nhé!

Hướng dẫn cách rửa mặt sau khi bôi kem dưỡng ẩm

Sau khi tìm được lời giải đáp cho thắc mắc bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa, hãy cùng khám phá các bước rửa mặt đúng cách sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm nhé!

Bước 1: Sử dụng nước ấm để làm ướt mặt

Đầu tiên, hãy làm ướt mặt bằng nước ấm để giúp da mềm mịn hơn. Trước khi thực hiện, hãy rửa tay thật sạch.

Lưu ý: Tránh sử dụng nước quá nóng để rửa mặt vì điều này có thể khiến da bị mài mòn và tổn thương.

Bước 2: Sử dụng sữa rửa mặt

Sau khi làm ướt da, hãy làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt. Lấy một lượng sữa rửa mặt vừa đủ ra tay hoặc máy rửa mặt, tạo bọt kĩ và massage nhẹ nhàng lên mặt trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút, đảm bảo các vùng da đều được làm sạch.

Bước 3: Rửa sạch lại với nước và lau khô

Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn sữa rửa mặt sau khi đã làm sạch bã nhờn và bụi bẩn trên da lại với nước sạch. Sau đó, hãy dùng khăn mặt để thấm khô nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh để tránh tạo ra nếp nhăn trên da.

Bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ tốt nhất cho làn da?

>>>>>Xem thêm: Viêm túi mật do sỏi: Căn bệnh nguy hiểm, cần phát hiện kịp thời

Rửa sạch mặt lại với nước và dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng

Bước 4: Sử dụng toner

Cuối cùng, hãy sử dụng toner để làm cho làn da trở nên căng mịn và sáng hồng tự nhiên. Hãy dùng một lượng toner vừa đủ để thấm đều lên bông tẩy trang, sau đó nhẹ nhàng thoa lên da, đặc biệt là ở vùng da có lỗ chân lông to.

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bôi kem dưỡng ẩm bao lâu thì rửa sẽ giúp mang lại hiệu quả dưỡng da tốt nhất. Đồng thời, nắm được các bước rửa mặt đúng cách sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *