Eo tuyến giáp là khái niệm khá xa lạ với nhiều người, nhưng nó lại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Vậy eo tuyến giáp là gì? Có chức năng gì?
Bạn đang đọc: Eo tuyến giáp là gì? Đóng vai trò gì đối với sức khỏe con người?
Eo tuyến giáp nằm trong tuyến giáp, có khả năng kiểm soát quá trình sản xuất hormone cũng như trao đổi chất của cơ thể. Việc hiểu rõ về chức năng của bộ phận này giúp bạn phòng tránh hiệu quả các bệnh lý về tuyến giáp. Từ đó, điều trị từ sớm và ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe toàn diện.
Vị trí của eo tuyến giáp
Eo tuyến giáp là một bộ phận nhỏ, nằm bên trong tuyến giáp. Nó nằm ở ngay phía trước cổ, sau cùng của giáp, trên khí quản và dưới thanh quản. Bộ phận này được bao phủ bởi một lớp bao xơ phía ngoài, được tạo ra bởi lớp cân sau. Trong đó, lớp cân sau gắn liền vào sụn giáp, tạo ra một kết cấu linh hoạt, di động dễ dàng khi con người thở và nuốt.
Chức năng của eo tuyến giáp
Chức năng chính của eo tuyến giáp là sản xuất hormone để điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, eo tuyến giáp còn đảm nhận những vai trò quan trọng như sau:
Liên kết thùy tuyến giáp
Eo tuyến giáp nằm giữa hai thùy tuyến giáp, được coi là “nhà máy” sản xuất và giải phóng các hormome tuyến giáp quan trọng như: Thyroxine và triiodothyronine. Chúng là những loại hormone tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa năng lượng và trao đổi chất của cơ thể.
Hỗ trợ nuốt thức ăn
Cổ họng của con người rất nhỏ, nên khi nuốt thức ăn, hay thậm chí là nước uống, tuyến giáp cũng cần di chuyển để tránh bị hóc, nghẹn. Sự vận động lên, xuống linh hoạt của tuyến giáp có được chính là nhờ quá trình điều khiển của eo giáp.
Quản lý hormone
Bất cứ sự thay đổi sinh lý nào trên cơ thể con người cũng bắt nguồn từ sự thay đổi của hormone. Do đó, để các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường, tuyến giáp sẽ chỉ sản xuất và kiểm soát hormone ở hàm lượng vừa đủ.
Các bệnh lý về tuyến giáp
Eo tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng lại rất nhạy cảm. Nguyên nhân là do nó nằm ở vùng cổ họng hở nên dễ bị tác động bởi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Bạn cần hết sức cảnh giác với những căn bệnh phổ biến liên quan đến eo tuyến giáp và tuyến giáp. Đó là:
Viêm tuyến giáp Hashimoto
Viêm tuyến giáp Hashimoto là một căn bệnh tự miễn, xuất phát từ tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến nó tấn công nhầm vào tuyến giáp. Hiện tượng này sẽ gây suy giáp, khiến cho tuyến giáp suy giảm chức năng và không sản xuất đủ hormone. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm tuyến giáp là phụ nữ trung niên.
Bệnh Basedow
Basedow cũng là một chứng rối loạn miễn dịch, gây ra bệnh cường giáp, được hiểu là hormone tuyến giáp được sản xuất nhiều quá mức. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm mà nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thần kinh, não bộ và nhiệt độ cơ thể.
Cường giáp
Người mắc bệnh cường giáp thường có tuyến giáp khá lớn. Theo đó, nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này là chế độ ăn thiếu hụt iod. Bệnh lý này xuất hiện nhiều ở phụ nữ và người trên 40 tuổi.
Suy giáp
Suy giáp do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là viêm tuyến giáp Hashimoto.
Nhân tại eo tuyến giáp
Dưới sự phát triển bất thường của mô tuyến giáp, vị trí này sẽ xuất hiện các nhân tuyến giáp. Trên thực tế, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bướu giáp nhân tiến triển thành tế bào ung thư tuyến giáp. Bệnh không có triệu chứng nhất định nên người bệnh chỉ có thể nhận biết khi cảm thấy sưng cổ và nghẹn.
Tìm hiểu thêm: Đầu da dương vật bị thâm đen do đâu?
Cách chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp
Việc chẩn đoán là bước đầu tiên trong quy trình điều trị các bệnh tuyến giáp. Nó quyết định phương pháp điều trị bệnh sao cho đúng đắn. Cụ thể:
Siêu âm tuyến giáp
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng sóng siêu âm cao tần để tạo thành hình ảnh chi tiết về tuyến giáp. Từ đó, cho phép bác sĩ xác định kích thước, vị trí và tính chất của nhân tuyến giáp.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Mục đích chính của việc xét nghiệm là đo lường nồng độ hormone T3, T4, FT3, FT4, và TSH nhằm đánh giá hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời, bác sĩ cũng sử dụng iod để kiểm tra khả năng hấp thụ của cơ quan này.
Xạ hình tuyến giáp
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng iod phóng xạ để theo dõi quá trình tuyến giáp hấp thụ iod. Từ đó, phát hiện được cấu trúc của tuyến giáp và nhân giáp có gì bất thường hay không. Nếu nghi ngờ khối u ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút mẫu và phân tích dưới kính hiển vi.
>>>>>Xem thêm: Xử trí nếu bị sái quai hàm khi ngáp
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được chức năng, vị trí cũng như các bệnh lý về eo tuyến giáp và tuyến giáp. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ iod và xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khoẻ của eo tuyến giáp nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm