Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

Trong những ngày hè oi bức, số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng lên nhanh chóng. Điều này làm dấy lên lo ngại liệu đột quỵ do nắng nóng có đúng không?

Bạn đang đọc: Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

“Đột quỵ do nắng nóng có đúng không?” là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao khiến cho các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, mỡ máu và đái tháo đường trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu lý giải hiện tượng này, cũng như đi tìm cách xử lý kịp thời nhé!

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đột quỵ do nắng nóng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này, nhưng nó thúc đẩy các yếu tố tiềm năng gây ra bệnh đột quỵ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng thêm 10% ở những người có bệnh nền khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đột quỵ trong mùa hè nắng nóng:

Do mất nước

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Thời tiết nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều hơn để hạ nhiệt cho cơ thể. Hiện tượng mất nước kéo dài mà không được bù nước kịp thời thì sẽ làm cô đặc kết cấu của máu. Từ đó, gây kết dính các tế bào máu, làm giảm khả năng lưu thông máu. Điều này khiến cho huyết áp tăng lên, hình thành các cục máu đông và gây ra tình trạng đột quỵ não.

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

Người bệnh rất dễ bị đột quỵ do mất nước

Do rối loạn chức năng hệ tim mạch

Thân nhiệt tăng cao quá mức do người bệnh vận động ngoài trời trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rối loạn quá trình hoạt động của hệ tim mạch. Hiệu suất bơm máu của tim cũng vì thế mà giảm đi nhanh chóng, không thể cung cấp đủ máu cho não bộ.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng đã cảnh báo rằng người ở ngoài trời lâu cũng không nên vào phòng lạnh ngay lập tức. Lúc này, mạch máu bị co lại đột ngột, huyết áp tăng lên và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ do nắng nóng

Nhiều người thắc mắc đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Câu trả lời là có. Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến kể trên, các đối tượng sau cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên:

  • Người già và trẻ nhỏ: Hai đối tượng này có nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng. Bởi vì những người này có hệ miễn dịch yếu, nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nên khả năng thích nghi kém, dễ bị ốm, kiệt sức và đột quỵ.
  • Người lao động ngoài trời: Đây là những người tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt. Họ dễ bị kiệt sức, dẫn đến đột quỵ. Tình trạng này lại càng phổ biến ở những người mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.
  • Mắc bệnh mạn tính: Tỷ lệ đột quỵ do nắng nóng sẽ tăng lên đáng kể nếu cơ thể xuất hiện các bệnh nền như: Bệnh tim, rung nhĩ, tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh phổi,…
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng các loại thuốc đặc trị, bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống trầm cảm, điện giải,…

Với những đối tượng này, bạn chú ý nên bổ sung nước thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý để tránh mất nước trầm trọng và ngăn ngừa đột quỵ.

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ do nắng nóng

Tình trạng đột quỵ và sốc nhiệt khi trời nắng có các triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy, người bệnh thường nhầm lẫn hai căn bệnh này mà bỏ lỡ “thời gian vàng” sơ cứu. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng, có thể kể đến là:

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Thân nhiệt cao nhưng không đổ mồ hôi;
  • Cảm thấy tê yếu toàn bộ cơ thể, mất cảm giác một bên hoặc toàn thân;
  • Động kinh, co giật, mặt méo;
  • Tim đập nhanh, nhịp thở ngắn;
  • Rối loạn tâm thần;
  • Mất phương hướng, ngất xỉu, hôn mê,…

Tốt nhất, người bệnh nên được cấp cứu trong 3 – 4,5 giờ đầu. Thời gian sơ cứu càng lâu thì các biến chứng của bệnh càng trở nên nặng nề. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng mất khả năng ngôn ngữ, liệt, tàn phế suốt đời do bị suy đa tạng, tổn thương não, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Sau khi làm PRP kiêng gì là tốt nhất?

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng
Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ do nắng nóng với kiệt sức

Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

Trên thực tế, không phải ai cũng biết cách sơ cứu khi phát hiện người bị đột quỵ do thời tiết oi bức. Để xử lý kịp thời nhằm bảo đảm sức khoẻ của người bệnh, bạn hãy ghi nhớ kỹ các bước sau:

  • Bước 1: Để người bệnh nằm thẳng trên bề mặt phẳng, có bóng mát.
  • Bước 2: Nới rộng hoặc cởi bỏ bớt quần áo của người bệnh để cơ thể hạ nhiệt từ từ.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm, nhúng nước và lau toàn bộ cơ thể người bệnh.
  • Bước 4: Nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nếu người bệnh bị ngừng tim hoặc không thấy mạch đập, bạn cần hà hơi thổi ngạt hoặc tiến hành ép tim lồng ngực để cấp cứu tại chỗ.

Bên cạnh đó, việc chủ động phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng là rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột quỵ nguy hiểm.

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng

>>>>>Xem thêm: Trĩ vòng là gì? Bị trĩ vòng có cần phẫu thuật cắt bỏ hay không?

Người bệnh cần chủ động phòng ngừa tình trạng đột quỵ khi nhiệt độ tăng cao

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Đột quỵ do nắng nóng có đúng không?”. Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Vì vậy, bạn hãy rèn luyện thể chất, kết hợp với điều trị bệnh nền để phòng ngừa đột quỵ nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *