Một trong những dây thần kinh quan trọng trong cơ thể con người là dây thần kinh thẹn, thực hiện chi phối các chức năng nhất định. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể con người.
Bạn đang đọc: Dây thần kinh thẹn là gì? Một số lưu ý để tránh chèn ép dây thần kinh thẹn
Dây thần kinh là những bó sợi thần kinh giống như dây cáp được gọi là sợi trục trong hệ thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh thẹn còn được gọi là dây thần kinh vòm. Đây là những dây thần kinh xuất phát từ khu vực xương chậu.
Vị trí, cấu tạo và chức năng dây thần kinh thẹn
Hệ thần kinh bao gồm rất nhiều phần và có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Tìm hiểu tổng quan về dây thần thẹn dưới đây.
Vị trí
Dây thần kinh thẹn thoát ra khỏi khu vực khung chậu và có chức năng chi phối cảm giác ở hậu môn, bộ phận sinh dục ngoài và đáy chậu (vùng da giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn). Dây thần kinh thẹn cũng điều khiển một số cơ ở hậu môn và bàng quang. Việc chèn ép dây thần kinh thẹn có thể gây khó chịu và lo lắng nhưng có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau.
Cấu tạo
Dây thần kinh thẹn đi qua khuyết hông lớn thuộc tầng dưới cơ tháp vòng qua gai hông rồi đi vào vào chậu hông. Sau đó phân chia các nhánh cho cơ ở khu vực đáy chậu và cơ thắt vân ở hậu môn, chi phối cảm giác cho da bìu.
Chức năng của dây thần kinh thẹn
Dây thần kinh thẹn là một trong những dây thần kinh chính ở khung chậu và hỗ trợ các khu vực khác như:
- Vùng mông dưới.
- Khu vực giữa mông và bộ phận sinh dục.
- Vùng xung quanh trực tràng.
- Chi phối cảm giác đau ở âm hộ, âm đạo và âm vật của phụ nữ.
- Ở nam giới chi phối cảm giác đau ở bìu và dương vật.
Nguyên nhân và biểu hiện chèn ép dây thần kinh thẹn
Chèn ép dây thần kinh thẹn là một tình trạng phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như như tê rát vùng dưới mông, đau âm hộ, âm đạo ở nữ và đau vùng bìu, dương vật đối với nam.
Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh thẹn
Có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng dây thần kinh thẹn bị chèn ép, bao gồm:
- Đã từng phẫu thuật ở khu vực khung chậu.
- Tiền sử gãy xương vùng khung chậu.
- Ở phụ nữ bị tổn thương thần kinh thẹn trong quá trình sinh nở.
- Nguyên nhân do chấn thương thể thao liên quan đến vùng chậu.
- Hội chứng ống Alcock.
- Táo bón mạn tính dai dẳng.
- Áp lực thường xuyên lên các cơ và mô của xương chậu.
- Dây thần kinh thẹn bị chèn ép bởi một khối u (có thể lành tính hoặc ác tính).
Trong một số trường hợp, có thể không xác định được nguyên nhân chính xác.
Biểu hiện
Chèn ép dây thần kinh thẹn gây đau ở khu vực khung chậu là phổ biến nhất, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tình trạng sau:
- Cảm giác thường gặp nhất là cảm giác nóng rát, đau nhói tương tự như bị kim đâm. Điều này xảy ra ở vùng dưới mông.
- Bệnh nhân rất nhạy cảm với cơn đau, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ nhàng, chẳng hạn như khi mặc quần áo, cũng có thể gây đau. Khu vực đáy chậu cũng có thể bị sưng.
- Đau khi quan hệ vợ chồng, làm ức chế cảm giác cực khoái.
- Ngoài ra, chứng đau dây thần kinh thẹn khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn đi đại tiện và tiểu tiện, còn được gọi là mót tiểu và mót rặn.
- Cơn đau có thể kéo dài và các triệu chứng có thể cải thiện hoặc trầm trọng hơn.
- Cơn đau giảm tùy thuộc vào tư thế nằm hay đứng, hoặc có thể cơn đau tăng lên khi ngồi.
Tìm hiểu thêm: Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan
Một số lưu ý để tránh chèn ép dây thần kinh thẹn
Các lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp đối phó với chứng chèn ép dây thần kinh thẹn:
- Tăng cường sức khỏe cho ruột và bàng quang: Để tránh căng dây thần kinh thì khi đi tiểu nên hạn chế căng thẳng khi đi tiểu.
- Không nên sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng khi không cần thiết.
- Thay đổi tư thế ngồi: Để giảm áp lực khi ngồi lên vùng đáy chậu (phía bên trong xương chậu) có thể dùng các loại ghế có đệm lót và tư thế ngả lưng sẽ giảm thiểu được lực tác động. Thay vì ngồi quá nhiều, hãy đặt máy tính lên hộp hoặc bàn cao và đứng một khoảng thời gian trong ngày.
- Tránh các hoạt động thể chất gây kích thích thần kinh: Hoạt động quan trọng nhất cần tránh là đạp xe.
- Các hoạt động khác cần giảm thiểu bao gồm nhảy và các bài tập cho cơ bắp.
- Điều chỉnh đời sống tình dục: Đau có thể xảy ra khi quan hệ tình dục. Có nhiều cách thức để duy trì đời sống tình dục khỏe mạnh của bạn và giữ cho nó không bị đau đớn.
Nếu tình trạng đau vùng chậu kéo dài, bạn nên đi khám ngay. Tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị ngay lập tức. Cơn đau lâu dài có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Cụ thể, bệnh nhân có thể bị mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và thay đổi tính cách.
Thể chất của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, cách cảm nhận nỗi đau cũng khác nhau. Vì vậy, không có tiêu chí cụ thể nào để xác định mức độ đau do chèn ép dây thần kinh thẹn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bất kỳ cảm giác bất thường nào ở vùng xương chậu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
>>>>>Xem thêm: Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ chính xác
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dây thần kinh thẹn và tình trạng chèn ép dây thần kinh thẹn. Đây là một trong những dây thần kinh khi bị tác động sẽ gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta cần chú ý để điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?
- Cấu trúc và chức năng của dây thần kinh tủy sống
- Hệ thần kinh giao cảm có vai trò gì với sức khỏe?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm