Giống như việc sử dụng mắc cài, dây cung niềng răng đóng vai trò quan trọng trong quy trình chỉnh nha truyền thống. Vậy dây cung niềng răng là gì? Có những loại dây cung niềng răng phổ biến nào?
Bạn đang đọc: Dây cung niềng răng là gì? Những loại dây cung niềng răng phổ biến nhất
Dây cung niềng răng đóng vai trò quan trọng trong phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, khi áp dụng loại khí cụ này thường xuất hiện một số vấn đề cần quan tâm. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về dây cung niềng răng và những vấn đề thường gặp khi sử dụng để bạn đọc có thêm hiểu biết về lĩnh vực này.
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống niềng răng chỉnh nha. Được gắn chặt vào thân răng thông qua mắc cài, dây cung niềng răng có đặc điểm mảnh và dài, cách cố định nó trong quá trình niềng răng sẽ phụ thuộc vào từng loại kỹ thuật. Khi đặt dây cung vào mắc cài, một số loại yêu cầu sử dụng dây thun để giữ chặt, trong khi các loại khác có thể sử dụng nắp đóng mở trên mắc cài mà không cần đến dây thun. Dây cung niềng răng qua quá trình này sẽ tạo ra một lực kéo nhất định để điều chỉnh vị trí của những chiếc răng không đúng vị trí theo chuẩn.
Dây cung niềng răng có kích thước thế nào?
Kích thước dây cung niềng răng thường được điều chỉnh tùy thuộc vào từng bệnh nhân và giai đoạn cụ thể trong quá trình niềng răng. Điều này dẫn đến sự đa dạng không chỉ về kích thước mà còn về hình dáng của dây cung.
Các kích thước dây cung tròn bao gồm 0.012, 0.014, 0.016 và 0.018. Trong khi đó, dây cung tiết diện có nhiều loại với các kích thước như 0.016×0.016, 0.016×0.022, 0.017×0.022, 0.017×0.025, 0.018×0.022, 0.018×0.025 và 0.019×0.025.
Bác sĩ niềng răng thường thực hiện việc thay đổi dây cung niềng răng theo các đợt điều trị khác nhau, sử dụng kích thước và hình dáng phù hợp nhất cho từng cá nhân.
Dây cung niềng răng có công dụng gì?
Công dụng của dây cung niềng răng thay đổi tùy theo từng giai đoạn cụ thể trong quá trình niềng răng. Cụ thể như sau:
- Trong giai đoạn san đều răng, dây cung niềng răng được ứng dụng với đặc tính không quá cứng và có độ đàn hồi cao, nhằm đảm bảo việc căn chỉnh răng một cách đồng đều trên cung hàm.
- Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn quan trọng, trong đó dây cung niềng răng chịu trách nhiệm điều chỉnh vị trí của răng phía trước và răng ở những vị trí giữa 2 hàm. Việc thực hiện các thao tác chỉnh nha cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro biến chứng có thể xảy ra.
- Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì là giai đoạn cuối cùng của quá trình niềng răng. Dây cung tại thời điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định trên cung răng.
Những loại dây cung niềng răng phổ biến
Dây cung niềng răng được phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào thành phần cấu tạo của chúng. Dưới đây là những loại dây cung niềng răng phổ biến nhất:
- Dây cung từ hợp kim kim loại quý: Thành phần gồm Palladi (5 – 10%), Vàng (55 – 65%), Đồng (11 – 18%), Bạch kim (5 – 10%) và Niken (1 – 2%). Ưu điểm là đàn hồi cao, chống ăn mòn tốt, có độ dẻo dai cao. Tuy nhiên, giá thành cao nên ít phổ biến.
- Dây cung niềng răng Stainless Steel: Có các loại như dây 3 sợi Twist, dây 6 sợi, dây nhiều sợi. Thành phần gồm Chromium (17 – 25%), Carbon (1 – 2%) và Niken (8 – 25%). Ưu điểm là có chi phí thấp, dẻo và chống ăn mòn tốt, độ cứng cao, an toàn cho sức khỏe.
- Dây cung Cobalt – Chromium: Thành phần chính gồm Coban (40%), Sắt (16%), Crom (20%) và Niken (15%). Ưu điểm là có lực kéo mạnh nhưng độ cứng thấp, ít được sử dụng đặc biệt trong các trường hợp chỉnh nha phức tạp.
- Dây cung Niken – Titan (Niti): Phổ biến trong nha khoa hiện nay, chủ yếu là hợp chất Kiken và Titanium. Ưu điểm là độ cứng thấp, dẻo và đàn hồi cao.
- Dây cung niềng răng Titan – Beta (TMA): Thành phần chính gồm Titanium (79%), Zirconium (6%), Molybdenum (11%) và Tin (4%). Có khả năng điều chỉnh độ dài trong quá trình chỉnh nha và hiệu quả ổn định ở mức độ tương đối.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là dấu hiệu buồng trứng có vấn đề?
Quy trình đeo dây cung niềng răng
Quá trình đeo dây cung niềng răng được thực hiện bởi bác sĩ với trình độ chuyên môn cao và tay nghề giỏi, nhằm đảm bảo cố định dây cung đúng vị trí mà không gây tổn thương cho vùng nướu và lợi. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ thực hiện điều chỉnh lực siết mắc cài dây cung và thay đổi dây cung theo chu kỳ khoảng 1 tháng.
- Thời kỳ đầu: Bác sĩ sử dụng dây cung tròn để sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm, tuân theo hình dạng của dây cung. Đối với phương pháp truyền thống thì bác sĩ buộc dây thun để cố định dây cung vào mắc cài.
- Sau 1 – 2 tháng chỉnh nha: Chuyển sang sử dụng dây cung hình vuông hoặc chữ nhật để đảm bảo hàm răng thẳng và đều hơn, khít hơn.
- Tái khám: Bệnh nhân cần quay lại mỗi tháng để thay dây cung và điều chỉnh lực siết, đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị gián đoạn.
Thời gian đeo dây cung niềng răng
Thời gian đeo dây cung niềng răng và cả trải nghiệm đau đớn trong quá trình này là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Thời gian đeo dây cung niềng răng mất bao lâu? Trong các trường hợp chỉnh nha không yêu cầu nhổ răng, thời gian đeo dây cung có thể là từ 12 đến 18 tháng. Đối với những trường hợp cần phải nhổ răng, thời gian đeo dây cung có thể kéo dài lên đến 24 tháng. Trong những trường hợp phức tạp, thời gian đeo dây cung có thể là khoảng 36 tháng.
Về vấn đề đeo dây niềng răng có đau không? Câu trả lời là có, tuy nhiên mức độ đau sẽ thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của quá trình điều trị.
Sau khi niềng răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt và căng tức. Giai đoạn tách thun để tạo khoảng trống cho răng xê dịch có thể gây cảm giác ê buốt, khó chịu và đau khi nhai. Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung có thể tạo ra sự vướng víu và khó khăn khi nhai và nói chuyện. Trong giai đoạn siết định kỳ, bạn có thể trải qua cảm giác ê buốt và đau khi bác sĩ thực hiện thao tác siết răng.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 7 công thức detox cho tóc suôn mượt, bóng khỏe tự nhiên
Qua các thông tin được Nhà thuốc Long Châu trình bày ở trên, có thể nhận thấy rằng dây cung niềng răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha mắc cài, giúp điều chỉnh những sai lệch và đồng thời khôi phục hàm răng thành một hàng đều, mang đến cho người sử dụng một nụ cười tự tin. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm