Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền cho người khác và xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người cao tuổi. Mặc dù không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó gây khá nhiều phiền toái cho những người mắc phải. Vì vậy, khi mắc phải đau mắt đỏ cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để giúp phục hồi nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ kiêng những gì để mau khỏi?
Trong bài viết này sẽ đề cập đến một vấn đề đau mắt đỏ và cung cấp thông tin quan trọng về đau mắt đỏ kiêng những gì khi mắc phải tình trạng này. Chúng ta sẽ khám phá những điều cần biết về cách chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và làm giảm triệu chứng của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu đối phó với đau mắt đỏ một cách hiệu quả bạn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng mà màng trong suốt bên trên bề mặt của mắt hoặc kết mạc mi bị viêm nhiễm. Bệnh này không đe dọa tính mạng và thường tự khỏi sau khoảng một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Một người có khả năng mắc bệnh này nhiều lần trong đời.
Có một số nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, trong đó:
- Đau mắt đỏ do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, trong đó virus nhóm Adeno thường gây ra tình trạng này. Đáng lưu ý, người mắc phải viêm kết mạc do virus có thể lây cho người khác thông qua tiếp xúc với nước mắt, dịch mắt của họ.
- Do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn như Haemophilus Influenzae và Staphylococcus cũng có thể gây ra đau mắt đỏ. Người mắc phải bệnh này cũng có khả năng lây bệnh cho người khác thông qua tiếp xúc với nước mắt, dịch mắt hoặc việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như khăn mặt.
- Do dị ứng: Nhiều yếu tố gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ do dị ứng thường không lây truyền cho người khác.
Bệnh đau mắt đỏ biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng của bệnh này rất đa dạng và thường có khả năng lây lan cho người khác sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi triệu chứng xuất hiện, cụ thể:
- Ngứa mắt và sưng mí mắt, kèm theo chảy nhiều dịch mắt. Đặc biệt, buổi sáng khi thức dậy, có thể gỉ mắt dính chặt vào lông mi, làm cho việc mở mắt trở nên khó khăn và mắt cảm thấy rất khó chịu, có cảm giác cộm và cần phải dụi mắt.
- Ở một số trường hợp, có thể xuất hiện hạch ở phía trước tai, gây đau đớn. Dịch mắt thường có màu trắng và có dạng sợi trong các trường hợp được gây ra bởi virus. Nếu bệnh được gây ra bởi vi khuẩn, dịch mắt thường có màu vàng hoặc xanh như mủ, đi kèm với cảm giác ngứa mắt và chảy nước mắt.
- Ở trẻ nhỏ, ngoài các triệu chứng ở mắt, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như ho, sổ mũi, và sốt.
Những thực phẩm nên kiêng đối với người bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ kiêng những gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh
Thức ăn này thường chứa nhiều natri, gây mất nước cho cơ thể và tăng các triệu chứng khô mắt. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng tình trạng viêm.
Rau muống
Rau muống có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể kích thích mắt tăng tiết dịch gỉ mắt. Do đó, người đau mắt đỏ nên tránh ăn rau muống trong thời kỳ phát bệnh.
Mỡ động vật
Việc tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật có thể dẫn đến béo phì và gan nhiễm mỡ. Thức ăn này chứa nhiều chất béo no, có thể làm tăng lượng mỡ trong máu, gây ảnh hưởng không tốt đến mắt đang viêm nhiễm. Người bệnh nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
Đồ cay nóng
Thực phẩm có gia vị cay nóng như ớt, gừng, tỏi có thể kích thích thần kinh thị giác, làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn.
Thủy, hải sản có mùi tanh
Các loại thủy, hải sản như tôm, cua, cá, ốc có thể chứa chất gây dị ứng cho vùng da quanh mắt. Người đau mắt đỏ nên tránh các loại thực phẩm này để tránh tình trạng viêm kết mạc trầm trọng hơn và kéo dài thời gian phục hồi.
Đồ uống có đường
Đồ uống chứa nhiều đường và các chất bảo quản có thể gây khó chịu cho mắt và chảy nhiều dịch gỉ mắt. Người đau mắt đỏ thường mẫn cảm đối với thực phẩm có nhiều đường.
Rượu và bia
Lạm dụng cồn trong rượu và bia có thể làm giảm tầm nhìn và khả năng kiểm soát hành vi của người đau mắt đỏ.
Nước có gas
Nước uống có gas chứa đường và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Người đau mắt đỏ nên tránh sử dụng nước uống có gas, vì nó có thể làm kéo dài thời gian phục hồi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Tìm hiểu thêm: Sàng lọc sơ sinh là gì? Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh phát hiện được bệnh lý nào?
Lưu ý giúp cải thiện tình trạng đau mắt đỏ
Những dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ người bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ kiêng những gì? Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh đau mắt đỏ. Dưới đây là các dưỡng chất và thực phẩm có lợi cho sức khỏe mắt:
- Vitamin A là một dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt.
- Các axit béo và omega-3, như DHA và EPA, có khả năng giảm viêm nhiễm và duy trì sức khỏe mắt.
- Vitamin C và E: Cả hai vitamin này đều có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
- Khoáng chất kẽm: Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mắt. Thiếu kẽm có thể gây viêm kết mạc mắt.
- Nước: Thiếu nước trong cơ thể có thể gây mắt khô và đỏ mắt.
- Chất chống oxy hóa tự nhiên: Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm đau mắt đỏ như cà chua, cà rốt, quả mâm xôi.
Nhưng lưu ý cho người bị đau mắt đỏ
Lưu ý rằng tự tiện sử dụng thuốc có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh đau mắt đỏ, quan trọng nhất là đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt để được khám, xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Hạn chế làm việc trên màn hình: Các tác động của màn hình máy tính, điện thoại di động hoặc TV không tốt cho mắt, đặc biệt là khi bạn đang mắc bệnh đau mắt đỏ. Do đó, mắt cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc và không quá lạm dụng màn hình để giúp mắt nhanh hồi phục.
- Giữ gìn vệ sinh cho mắt: Đôi khi, bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn bằng cách giữ vệ sinh cho mắt. Điều quan trọng là bệnh nhân cần duy trì vệ sinh tốt cho mắt, tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi và khói.
- Đề phòng lây nhiễm cho người khác: Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm rất dễ dàng, vì vậy người bệnh cần cách ly các vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn mặt để ngăn lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các loại niềng răng phổ biến hiện nay
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về vấn đề “đau mắt đỏ kiêng những gì?”. Thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp dưỡng chất cần thiết và duy trì một lối sống lành mạnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng của đau mắt đỏ, đồng thời bảo vệ sức khỏe của đôi mắt.
Xem thêm:
- Đau mắt đỏ có ăn được tôm không? Những thực phẩm cần kiêng kỵ
- Trị đau mắt đỏ bằng nha đam, bạn đã biết chưa?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm