Trong cuộc sống hàng ngày, sức khỏe của túi mật thường không được quan tâm nhưng đó lại là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Khi có vấn đề xảy ra với túi mật, cơ thể có thể gửi những dấu hiệu cảnh báo qua nhiều biểu hiện khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của túi mật, hãy cùng khám phá những dấu hiệu túi mật có vấn đề và thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe túi mật.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu túi mật có vấn đề và những điều bạn cần biết
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các dấu hiệu túi mật có vấn đề và những điều cần biết để nhận biết và xử lý vấn đề này một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tốt nhất nhé.
Dấu hiệu túi mật có vấn đề
Đau bụng
Đau ở phần giữa đến phía trên bên phải của bụng là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy túi mật của bạn có vấn đề. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, đôi khi có thể kéo dài vài giờ và có thể lan xuống dưới xương bả vai phải hoặc ra phía sau. Đặc biệt, cơn đau trở nên trầm trọng hơn sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn, đặc biệt là thức ăn béo hoặc nhiều dầu mỡ.
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Bệnh túi mật mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn và nôn. Ngoài ra, trào ngược axit và đầy hơi có thể xảy ra khi túi mật có vấn đề.
Đau ngực
Đau tức ngực có thể liên quan đến các vấn đề về túi mật, đặc biệt là khi có sỏi mật gây tắc nghẽn gây đau, cơn đau có thể lan đến ngực vì túi mật nằm ở vùng bụng trên. Cơn đau có thể tương tự như khi bạn gặp vấn đề về tim.
Sốt hoặc ớn lạnh
Nhiễm trùng túi mật có thể dẫn đến sốt hoặc ớn lạnh không rõ nguyên nhân. Nhiễm trùng có thể nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng, vì vậy điều quan trọng là phải tìm cách điều trị trước khi nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Phân hoặc nước tiểu bất thường
Một số người gặp vấn đề về túi mật có thể nhận thấy mình đi tiêu nhiều hơn trong ngày so với bình thường. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong vài tháng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh túi mật mãn tính.
Ngoài ra, sự thay đổi màu sắc trong phân hoặc nước tiểu của một người là một dấu hiệu khác của vấn đề về túi mật. Nếu có dấu hiệu đi tiêu phân có màu nhạt hơn hoặc nước tiểu sẫm màu thì phải thăm khám bác sĩ vì đây là dấu hiệu của tắc nghẽn ống mật.
Vàng da
Một dấu hiệu khác của tắc ống mật hoặc sỏi mật là vàng da, vàng mắt.
Các bệnh thường gặp ở túi mật
Sỏi mật
Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về túi mật. Sỏi mật phát triển khi các sản phẩm mật dư thừa trong túi mật tiếp tục hình thành và tích tụ – thường là cholesterol tích tụ thành cục.
Người bệnh có thể bị sỏi mật mà không có triệu chứng và không bao giờ biết mình bị sỏi mật. Nhưng chúng có thể gây ra vấn đề nếu làm tắc nghẽn dòng chảy của mật trong túi mật hoặc ống mật.
Viêm túi mật
Viêm túi mật là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh túi mật và nó có thể gây ra các vấn đề riêng. Viêm túi mật có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn túi mật hoặc hiếm gặp hơn là ung thư. Nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi mật làm tắc nghẽn dòng chảy của mật. Viêm mãn tính có thể gây ra sẹo ở mô túi mật và cuối cùng là hoại tử và thậm chí thủng, rách.
Túi mật sứ
Điều này xảy ra khi thành túi mật bị vôi hóa do viêm mạn tính kéo dài. Từ đó, thành túi mật dày lên và mất sự đàn hồi, chức năng co bóp tống xuất dịch mật giảm làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Túi mật sứ được cho là có nguy cơ mắc ung thư rất cao và cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Áp xe túi mật
Đôi khi nhiễm trùng túi mật nghiêm trọng có thể dẫn đến áp xe trên cơ quan này, còn gọi là viêm mủ túi mật.
Polyp túi mật
Polyp túi mật là những khối u nhô ra khỏi bề mặt của thành túi mật bên trong. Một số polyp hình thành do viêm hoặc do cholesterol tích tụ trong thành túi mật.
Vỡ túi mật
Vỡ túi mật là một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm túi mật mãn tính. Tình trạng sưng và căng túi mật kéo dài do viêm mãn tính có thể dẫn đến chết mô. Các mô chết có nguy cơ bị vỡ hoặc rách, do đó, một lỗ thủng ở thành túi mật có thể khiến khoang bụng có nguy cơ bị nhiễm trùng (viêm phúc mạc). Đây là một lý do tại sao người bệnh không nên chủ quan với bệnh viêm túi mật.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết
Ung thư túi mật
Ung thư túi mật hoặc ống mật rất hiếm nhưng nghiêm trọng. Vì các triệu chứng của ung thư túi mật thường không xuất hiện cho đến giai đoạn sau nên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải chủ động xử lý mọi nguy cơ tiềm ẩn về ung thư túi mật.
Hầu hết các polyp túi mật (khối u) đều vô hại. Nhưng nếu bạn có một polyp lớn hơn mức trung bình, bác sĩ có thể khuyên bạn nên loại bỏ nó để đảm bảo an toàn.
Bệnh đường mật
Bệnh đường mật là bất kỳ bệnh nào của ống mật. Bệnh đường mật thường bắt đầu bằng tình trạng viêm ống mật, có thể do nhiễm trùng tạm thời, tắc nghẽn hoặc rối loạn tự miễn tiến triển như viêm đường mật nguyên phát. Viêm đường mật mãn tính có thể dẫn đến sẹo và hẹp ống mật. Điều này có thể khiến mật chảy ngược vào túi mật, gan của bạn.
Bệnh túi mật ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Khi các dấu hiệu túi mật có vấn đề xuất hiện và không thể hoạt động bình thường, mật không thể đi đến ruột non để tiêu hóa chất béo trong thức ăn và thay vào đó tích tụ trong máu. Điều này gây ra khó khăn trong quá trình tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn thức ăn giàu chất béo. Sự tích tụ mật trong máu cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe do mật chứa các chất độc mà gan đã chuyển hóa, các triệu chứng thường bao gồm vàng da, đau bụng.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề túi mật có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật này thường bao gồm loại bỏ sỏi mật hoặc thậm chí cắt bỏ toàn bộ túi mật. Bác sĩ có thể điều chỉnh hệ thống ống mật để mật chảy trực tiếp từ gan đến ruột non, giúp tiêu hóa diễn ra bình thường mà không cần túi mật. Tuy nhiên, nếu không giải quyết sớm, các vấn đề túi mật có thể dẫn đến các biến chứng kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
>>>>>Xem thêm: Bất đồng nhóm máu vàng da ở trẻ sơ sinh và bệnh tan máu bẩm sinh
Một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh túi mật
Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để giữ cho túi mật khỏe mạnh nhất có thể:
- Ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa: Cố gắng tuân thủ giờ ăn thông thường của bạn mỗi ngày. Bỏ bữa hoặc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và chất béo không bão hòa: Ăn gì tốt cho túi mật cũng là vấn đề cần được quan tâm. Chế độ dinh dưỡng giàu trái cây, rau xanh, cá chứa omega-3, các loại hạt và ngũ cốc là một cách tuyệt vời để cải thiện, bảo vệ sức khỏe của túi mật. Chúng cung cấp nhiều dưỡng chất, protein thực vật và chất xơ quan trọng giúp duy trì sức khỏe của túi mật.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh túi mật. Cố gắng đạt được cân nặng khỏe mạnh bằng cách giảm lượng calo ăn vào, đồng thời tăng cường hoạt động thể chất. Khi bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh, hãy cố gắng duy trì cân nặng đó bằng cách tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
Như vậy, việc nhận biết và hiểu rõ các dấu hiệu túi mật có vấn đề là vô cùng quan trọng để bạn có thể phát hiện, điều trị các vấn đề sớm nhất có thể. Không nên bỏ qua bất kỳ biểu hiện nào có thể liên quan đến sức khỏe của túi mật. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ngay nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Túi mậtdấu hiệuCơ thể người