Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

Đặt vòng là phương pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng với hiệu quả ngừa thai vượt trội. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn e ngại chưa thực hiện bởi không biết đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Bạn đang đọc: Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

Vỡ kế hoạch là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, bởi ngoài gánh nặng chăm sóc, khả năng kinh tế, sinh con ngoài dự tính còn có thể gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ. Chính vì thế, các phương pháp tránh thai như dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày, cấy que tránh thai, đặt vòng, bao cao su,… là rất cần thiết.

Trong đó, đặt vòng là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Vậy đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không và có tác dụng bảo vệ trong bao lâu? Có những loại vòng tránh thai nào?

Tìm hiểu về vòng tránh thai chữ T

Đặt vòng tránh thai được rất nhiều chị em cả nông thôn và thành phố đều lựa chọn. Đây là phương pháp tránh thai sử dụng vòng tránh thai, thường có hình chữ T với kích thước nhỏ để đưa vào tử cung của phụ nữ nhằm tránh thai tạm thời. Vòng tránh thai chữ T hoạt động bằng cách ngăn chặn tinh trùng và trứng gặp nhau, nhờ đó quá trình thụ tinh không thể diễn ra.

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

Vòng tránh thai thường có dạng chữ T

Hiện nay trên thị trường có 2 loại vòng tránh thai phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám. Việc đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không cũng chịu ảnh hưởng bởi chất liệu làm vòng này. Hai loại vòng bao gồm:

Vòng tránh thai bằng đồng TCu

Multiload và Tcu 380A là 2 loại vòng tránh thai bằng đồng phổ biến ở nước ta. Vòng tránh thai loại này thường có cấu tạo gồm thân bằng plastic được quấn các vòng đồng hoặc dây đồng.

Vòng tránh thai bằng đồng hoạt động dựa trên cơ chế phóng thích của đồng vào buồng tử cung. Việc này làm tăng phản ứng viêm, gây ra các cơn co tử cung và ngăn cản sự làm tổ của trứng. Ngoài ra, các ion đồng có thể làm thay đổi sinh hóa của chất nhầy cổ tử cung, thay đổi niêm mạc tử cung. Nhờ đó khả năng sống sót của tinh trùng bị giảm trước khi gặp được trứng.

Đặc biệt, vòng tránh thai bằng đồng có khả năng tránh thai tới 95% và bảo vệ lâu dài đến 10 năm.

Vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết hoạt động dựa trên cơ chế đưa hormone progesterone vào cơ thể nhằm cản trở hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung, ngăn chặn quá trình làm tổ ở niêm mạc tử cung. Có rất nhiều loại vòng tránh thai nội tiết, trong đó Mirena là loại phổ biến nhất hiện nay với khả năng tránh thai tới 98%.

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

Vòng tránh thai nội tiết Mirena chứa hormone

Phụ nữ đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Dù được đánh giá an toàn và mang lại hiệu quả cao nhưng đặt vòng tránh thai vẫn gây ra một số tác động đối với cơ thể người phụ nữ:

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ;
  • Hiệu quả tránh thai cao tới 98%;
  • Thủ thuật đặt và tháo vòng nhanh gọn, dễ dàng;
  • Không ảnh hưởng tới việc tiết sữa của những bà mẹ đang cho con bú;
  • Phù hợp với nhiều đối tượng, áp dụng được với những người chống chỉ định với estrogen;
  • Không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu;
  • Không ảnh hưởng đến quá trình đông máu, huyết áp hay làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung.

Nhược điểm:

  • Nguy cơ mắc một số bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, giang mai;
  • Xuất hiện tình trạng rong huyết trong những chu kỳ đầu sau khi đặt vòng;
  • Khí hư nhiều hơn do phản ứng của nội mạc tử cung;
  • Có thể bị đau lưng do cơn co tử cung;
  • Nguy cơ rơi vòng tránh thai trong 3 tháng đầu.

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là “Có nhưng không đáng ngại”. Theo đó, trong vài tuần đầu tiên khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể gặp tình trạng rong kinh kèm theo đau tức phần bụng dưới, đau thắt lưng,… Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần và tự hết mà không cần can thiệp. Vì thế bạn cũng không cần quá lo lắng khi đặt vòng.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu để nhận biết phụ nữ có nhu cầu sinh lý cao như thế nào?

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?
Vòng tránh thai sẽ được đưa vào tử cung để ngăn không cho quá trình thụ thai diễn ra

Ngoài ra, nhiều chị em có gặp thêm một số tác dụng phụ khác như buồn nôn, đổ mồ hôi, thay đổi huyết áp, đau đầu,… Nguyên nhân có thể do tâm lý căng thẳng quá mức hoặc bị kích ứng ở vị trí đặt vòng tránh thai.

Đặt vòng tránh thai khi nào và những ai không phù hợp?

Để việc đặt vòng đạt hiệu quả tránh thai tối ưu, chị em nên đặt vòng ngay sau khi sạch kinh, ngay sau khi nạo hút thai hoặc ngay sau sinh 6 tuần, ngay cả khi chưa có chu kỳ kinh. Với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, có thể đặt vòng ở thời điểm sau 6 tháng nuôi con khi chưa có kinh trở lại.

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Quá trình phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng diễn ra như thế nào?

Vòng tránh thai là giải pháp tối ưu giúp chị em thoát khỏi nỗi lo 2 vạch

Chị em cũng không nên dùng vòng tránh thai nếu thuộc những trường hợp sau đây:

  • Đang bị viêm nhiễm phụ khoa;
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 3 tháng gần nhất;
  • Đang mắc ung thư vú hoặc ung thư sinh dục;
  • Bị dị tật bẩm sinh không phù hợp đặt vòng;
  • Quan hệ với nhiều bạn tình.

Lưu ý: Sau 24 giờ đầu đặt vòng tránh thai, chị em nên tránh hoạt động mạnh tránh gây chuột rút hoặc tuột vòng. Bên cạnh đó, cần tránh tác động vào vùng âm đạo như dùng tampon, quan hệ vợ chồng,… Đồng thời, nên tái khám sau khoảng 1 tháng để kiểm tra và theo dõi tình trạng của vòng tránh thai trong cơ thể.

Nhìn chung, đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỹ thuật đặt vòng, cơ địa của người mang vòng, chăm sóc và vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng vòng tránh thai… Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp chị em hiểu thêm về đặt vòng và lựa chọn được phương pháp tránh thai phù hợp với bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *