Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

Đạp xe trên không là một bài tập rèn luyện sức khỏe trong khoảng thời gian ngắn với cường độ 15 – 20 lần/hiệp và 10 – 15 hiệp/lần tập. Vậy đạp xe trên không có tác dụng gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.

Bạn đang đọc: Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

Nếu bạn biết đạp xe trên không đúng cách, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện và bạn sẽ có một vóc dáng thon gọn hơn. Bài tập này mang đến rất nhiều lợi ích cho các bạn. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu đạp xe trên không có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

Đạp xe trên không có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng khi đạp xe trên không:

Giảm cân và giữ dáng

Đạp xe trên không là một bài tập thể dục hiệu quả để giảm mỡ bụng. Khi bạn biết cách kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý thì bài tập đạp xe trên không chỉ với 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn giảm đến 11kg trong vòng 1 năm. Đặc biệt, bạn sẽ sở hữu cơ bụng săn chắc và vòng 2 thon gọn.

Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

Đạp xe trên không có tác dụng gì? Giảm cân và giữ dáng

Giảm nguy cơ tiểu đường

Cũng giống với việc đạp xe đạp thì việc thực hiện đạp xe trên không mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 40%. Ngoài ra, bệnh tiểu đường thường đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Vậy nên việc duy trì sự vận động thông qua bài tập đạp xe trên không là một cách hiệu quả để ngăn chặn bệnh lý này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Thông qua một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì mức độ vận động cao, đặc biệt là thông qua bài tập đạp xe trên không, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến khích ít nhất 150 phút hoạt động vận động trung bình hoặc 75 phút hoạt động vận động cao mỗi tuần để giúp bạn ngăn chặn các bệnh lý này.

Ngăn ngừa các vấn đề về khớp

Khi thực hiện bài tập đạp xe trên không cần sự vận động và phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, sự phối hợp của toàn cơ thể. Vậy nên các khớp sẽ được thư giãn và tăng cường sự linh hoạt. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa các vấn đề về khớp mà còn giúp bạn cải thiện cơ thể cân bằng tốt hơn.

Tăng cường sức khỏe tim mạch và nhu động ruột

Thông qua việc đạp xe trên không, nó sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách tăng nhịp tim và nhịp thở. Khi tim bạn đập nhanh hơn khiến máu được bơm nhanh hơn, từ đó giúp cải thiện chức năng tim. Đồng thời, nó cũng tăng cường sự nhu động của ruột và giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Đau sau tai nguyên nhân do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không
Đạp xe trên không sẽ giúp bạn Tăng cường sức khỏe tim mạch và nhu động ruột

Cần chuẩn bị gì trước khi đạp xe trên không?

Trang phục: Nên chọn trang phục thoải mái, có độ co giãn để tăng sự linh hoạt và tránh sự cọ sát khi thực hiện bài tập.

Sàn tập: Bạn nên chuẩn bị một tấm thảm dài, vừa đủ với chiều dài của bạn hoặc bạn có thể thực hiện bài tập trên một nền đất phẳng và nên nhớ lựa chọn sàn tập không trơn trượt để tránh xảy ra tai nạn khi tập.

Tư thế bắt đầu: Bạn hãy nằm trên thảm hoặc sàn với tư thế duỗi thẳng hai chân về phía trước, đặt hai tay sát vào mạn sườn để ổn định, sau đó thả lỏng cơ thể và điều hòa hơi thở để cung cấp đủ oxy cho cơ thể khi tập.

Một số bài tập đạp xe trên không

Cùng tham khảo một số bài tập xe đạp trên không mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp được bạn nhé.

Bài tập số 1

  • Bước 1: Nằm trên thảm tập hoặc sàn, 2 tay ôm đầu, nâng lên sao cho cằm gần chạm vào ngực, 2 chân co về bụng và ở vị trí cao.
  • Bước 2: Thực hiện động tác đạp chân tương tự như khi bạn đang đạp xe đạp.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này 4 hiệp, mỗi hiệp 60 lần đạp.

Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

>>>>>Xem thêm: Kỹ năng sống và vai trò của nó trong cuộc sống

Để hai tay sau gáy làm điểm tựa để thực hiện động tác này

Bài tập số 2

  • Bước 1: Nằm trên thảm tập hoặc sàn, đặt cả hai bàn tay phía sau đầu.
  • Bước 2: Nâng cả hai chân lên và hạ xuống sao cho chúng hướng chéo về phía nhau. Đảm bảo rằng chân của bạn không chạm vào sàn.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này 4 hiệp, mỗi hiệp 30 lần.

Bài tập số 3

  • Bước 1: Nằm trên thảm tập hoặc sàn, 2 bàn tay đan vào nhau, đặt sau gáy.
  • Bước 2: Nâng 2 chân lên cao từ từ cho đến khi chúng vuông góc với sàn. Sau đó từ từ hạ chân xuống tạo thành góc 45 độ, tiếp đó là khoảng 30 độ so với sàn. Hãy đảm bảo rằng hai chân bạn tuyệt đối không chạm sàn.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này 4 hiệp, mỗi hiệp 30 lần.

Bài tập số 4

  • Bước 1: Nằm trên thảm tập hoặc sàn, đặt cả hai bàn tay phía sau đầu.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng nâng đầu lên sao cho cằm tiếp cận phần ức, 2 chân thực hiện động tác đá lên xuống và đảm bảo rằng chân không chạm vào sàn.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này 4 hiệp, mỗi hiệp 60 lần đạp.

Bài tập số 5

  • Bước 1: Nằm trên thảm tập hoặc sàn, 2 tay để trước bụng. Co 2 chân sao cho phần đùi của bạn vuông góc với sàn và cẳng chân song song sàn.
  • Bước 2: Đầu tiên bạn nghiêng hai chân sang bên trái hết mức có thể sao cho đầu và vai vẫn giữ nguyên tư thế. Sau đó nghiêng sang phải tương tự như trên.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này 4 hiệp, mỗi hiệp 12 lần.

Như vậy, bài viết trên đã cho chúng ta biết đạp xe trên không có tác dụng gì. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể biết được tác dụng và một số bài tập đạp xe trên không giúp cải thiện sức khỏe và mang lại vóc dáng thon gọn.

Xem thêm:

  • 8 lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày không phải ai cũng biết
  • Nên đạp xe vào lúc nào để tốt cho sức khỏe của bạn?
  • Bỏ túi ngay 7 cách đạp xe đạp nhanh không mệt

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *