Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Cơ vuông thắt lưng là một nhóm cơ quan trọng của cơ thể người, giúp duy trì sự ổn định của cột sống và xương chậu. Khi nó bị tổn thương có thể dẫn đến đau cột sống thắt lưng.

Bạn đang đọc: Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Cơ vuông thắt lưng là nhóm cơ cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động của cơ thể. Vậy cơ vuông thắt lưng nằm ở đâu? Có tác dụng gì? Điều gì sẽ xảy ra khi cơ vuông thắt lưng bị tổn thương? Theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé?

Vị trí và cấu tạo của cơ vuông thắt lưng

Cơ vuông thắt lưng (Quadratus Lumborum) là một dải cơ rộng, hình dẹt, bao phủ gần hết các vị trí phía dưới của lưng. Nó nằm ngoài các đốt sống thắt lưng và nằm phía trước thắt lưng ngực, bám dọc theo lưng từ mỏm gai của 9 đốt sống ngực dưới cùng 5 đốt sống thắt lưng và 1/3 sau của mào chậu.

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Cơ vuông thắt lưng là một dải cơ rộng, hình dẹt, bao phủ gần hết các vị trí phía dưới của lưng

Về cấu tạo, cơ vuông thắt lưng chia làm 2 lớp là lớp nông và lớp sâu.

  • Lớp nông: Bao gồm cơ lưng rộng và cơ răng sau dưới. Cơ lưng rộng nằm ở mỏm gai T6 của xương cùng, ⅓ sau mào chậu và 4 xương sườn cuối. Cơ răng sau dưới nằm ở mỏm gai T11 – L3 và bám tận đến mặt ngoài của 4 xương sườn cuối.
  • Lớp sâu: Bao gồm 2 cơ nằm sát xương sườn là cơ răng bé sau trên và cơ răng bé sau dưới. Cơ răng bé sau trên nằm dọc từ mỏm gai đốt sống cổ VII, các đốt sống ngực I, II, III, tới bám vào 4 xương sườn trên từ I đến IV. Cơ răng bé sau dưới nằm dọc từ mỏm gai của 2 đốt sống ngực XI, XII, 3 đốt sống thắt lưng I, II, III và đến bám vào 4 xương sườn cuối (IX – XII).

Chức năng của cơ vuông thắt lưng

Cơ vuông thắt lưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ổn định xương chậu và cột sống khi vận động. Nó có tác dụng khép và xoay cánh tay vào bên trong, đồng thời góp phần thực hiện động tác hít vào của quá trình hô hấp.

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Cơ vuông thắt lưng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xương chậu và cột sống

Khi cơ vuông thắt lưng bị tổn thương, đau nhức, cột sống của chúng ta sẽ trở nên kém ổn định hơn và có khả năng gặp chấn thương cao hơn bình thường.

Bệnh lý liên quan đến cơ vuông thắt lưng thường gặp

Bệnh liên quan đến cơ vuông thắt lưng thường gặp nhất là đau cơ vuông thắt lưng. Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu ở phía dưới thắt lưng. Mức độ đau có thể thay đổi theo thời gian. Đặc biệt, bệnh trở nên nặng hơn và người bệnh có cảm giác đau tăng lên khi vận động mạnh như chạy nhảy, mang vác nặng, vặn mình,… Ngoài ra, khi bạn bị ho hay hắt hơi cơn đau cũng tăng lên.

Tìm hiểu thêm: Vảy nến da đầu là gì? Nguyên nhân gây vảy nến da đầu ở trẻ em

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan
Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu ở phía dưới thắt lưng

Đau cơ vuông thắt lưng có thể là cơn đau cấp tính hoặc đau mạn tính. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng có thể do:

  • Ngồi ở một tư thế quá lâu: Điều này khiến cơ vuông thắt lưng phải co thắt liên tục. Sự co thắt này dễ dẫn đến mỏi cơ, lưu lượng máu chảy vào cơ cũng sẽ giảm. Từ đó làm cho cơ bị co cứng, gây ra cảm giác đau.
  • Ngồi sai tư thế: Ngồi sai tư thế quá lâu và thường xuyên cũng khiến cho cơ bị căng cứng dẫn đến đau cơ. Ngoài ra, ngồi sai tư thế còn là một trong những thói quen xấu dẫn đến vẹo cột sống.
  • Yếu cơ: Khi các nhóm cơ khác ở vùng lưng và chậu bị suy yếu, cơ vuông thắt lưng sẽ phải tăng cường hoạt động. Điều này khiến nó phải hoạt động quá sức và dẫn đến đau cơ.
  • Chấn thương, tai nạn: Cơ vuông thắt lưng có thể bị tổn thương do tai nạn giao thông hoặc chấn thương do lao động quá sức.
  • Chiều dài hai chân không đều: Chiều dài chân không đều nhau khiến cho một bên chân bị co kéo dẫn đến đau mỏi cơ.

Cơ vuông thắt lưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định cột sống và xương chậu khi vận động. Chính vì thế, khi nhóm cơ này bị co kéo, tê mỏi và đau nhức sẽ khiến cho cột sống của bạn trở nên kém ổn định hơn, nguy cơ gặp chấn thương cũng sẽ cao hơn.

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

Khi cơ vuông thắt lưng bị co kéo, tê mỏi và đau nhức sẽ khiến cho cột sống kém ổn định hơn

Nếu đau cơ vuông thắt lưng không được điều trị hợp lý, nó có thể khiến các nhóm cơ khác phải hoạt động nhiều hơn để bù lại nhằm duy trì sự ổn định của cơ thể. Quá trình này kéo dài có thể dẫn đến tổn thương các nhóm cơ khác, khiến cơn đau lan rộng sang vùng cổ, vai gáy, xương chậu, thậm chí là dẫn đến gai cột sống và thoái hóa cột sống,…

Biện pháp phòng ngừa đau lưng

Do đó, để phòng ngừa bị đau lưng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Ngồi đúng tư thế: Tư thế ngồi đúng sẽ giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể, giúp áp lực phân bố đều lên tất cả các nhóm cơ. Các nhóm cơ co dãn vừa phải, tránh gây đau, mỏi lưng.
  • Thay đổi tư thế khi phải ngồi quá lâu: Khi phải ngồi quá lâu để làm việc, học tập, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi, thay đổi tư thế để giúp các cơ được hồi phục, tránh hoạt động quá sức.
  • Tránh mang vác nặng: Mang vác nặng sẽ khiến các cơ phải co kéo quá mức, lâu dần dẫn đến đau cơ.
  • Đeo đai lưng định hình: Để đảm bảo sự ổn định của cột sống thắt lưng, bạn có thể đeo đai lưng định hình khi phải làm việc quá lâu ở một tư thế. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để lựa chọn được loại phù hợp cũng như được hướng dẫn về tần suất sử dụng.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng độ dẻo dai, sức bền cho các nhóm cơ. Bạn có thể tham khảo một số bộ môn thể thao như đi bộ, đạp xe, yoga,…

Cơ vuông thắt lưng: Cấu tạo, chức năng và bệnh liên quan

>>>>>Xem thêm: Đạp xe trên không có tác dụng gì? Một số bài tập đạp xe trên không

Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng độ dẻo dai, sức bền cho các nhóm cơ

Khi có triệu chứng của đau thắt lưng, để giảm cơn đau tạm thời mà không cần dùng thuốc, bạn có thể tiến hành massage, bấm huyệt hoặc chườm. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau như NSAID, corticoid,… khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Tóm lại, cơ vuông thắt lưng là một nhóm cơ quan trọng, giúp duy trì sự ổn định của cột sống và xương chậu. Khi cơ vuông thắt lưng bị tổn thương hoặc làm việc quá sức, nó gây mất cân bằng, dẫn đến đau cột sống thắt lưng. Vì thế, phòng ngừa đau cột sống thắt lưng là rất cần thiết. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *