Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày với nữ giới và 36g đường với nam giới. Việc nạp quá nhiều đường sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe. Vậy cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường?
Bạn đang đọc: Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường? Những nguy cơ tiềm ẩn có thể bạn chưa biết
Có thể chúng ta biết rằng ăn nhiều đường không tốt với sức khỏe. Nhưng cơ thể sẽ ra sao nếu thừa nhiều đường? Theo dõi bài viết để biết được những nguy cơ tiềm ẩn có thể bạn chưa biết khi ăn quá nhiều đường.
Tại sao cơ thể cần đường và điều gì xảy ra khi ăn đường?
Đường là carbohydrate. Giống như tất cả các loại carbohydrate, chúng cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống của chúng ta. Khi ăn các thực phẩm có đường làm tăng lượng đường trong máu, khiến tuyến tụy tiết ra insulin – một loại hormone ra lệnh cho các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose.
Đường là nguyên liệu quan trọng để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Thông thường, lượng đường nạp vào cơ thể thông qua ăn uống và theo 3 dạng đó là:
- Đường đa phân tử: Đến thức các loại ngũ cốc, gạo, khoai…
- Đường đôi: Đây là loại đường được sử dụng hằng ngày trong ăn uống, trong đó đường lactose đến từ sữa, các chế phẩm từ sữa. Còn đường maltose đến từ mạch nha lúa mì, lúa mạch,…
- Đường đơn: Đây là loại đường chủ yếu đến từ các loại trái cây.
Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường?
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh trực tiếp gây ra bởi tình trạng cơ thể thừa quá nhiều đường. Vì khi đường vẫn còn trong máu, cơ thể chúng ta phản ứng bằng cách tạo ra ít hormone insulin hơn, loại hormone chuyển hóa thức ăn bạn ăn thành năng lượng. Những rối loạn về insulin sẽ tạo thành bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần được kiểm soát chặt chẽ bằng thuốc và chế độ ăn.
Bệnh tim
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể thừa đường sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 người ăn đủ lượng đường cần thiết. Có thể lượng đường dư thừa làm tăng huyết áp hoặc giải phóng nhiều chất béo vào máu hơn. Cả hai đều có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và các bệnh tim khác.
Cao huyết áp
Thông thường, chúng ta thường nghe rằng ăn quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng một loại tinh thể trắng khác là đường có thể là thủ phạm đáng lo ngại hơn. Đường làm tăng huyết áp là do insulin của chúng ta tăng quá cao. Điều đó có thể làm cho mạch máu của chúng ta kém linh hoạt hơn và khiến thận giữ nước và natri.
Bệnh gan
Có rất nhiều loại đường, trong đó đường fructose chỉ có thể phân hủy được ở gan tạo thành chất béo. Nếu bạn nạp quá nhiều loại đường này vào trong cơ thể, chất béo sẽ tích tụ trong gan tạo thành bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bạn cần thay đổi chế độ ăn, hạn chế nạp các thực phẩm chứa đường fructose để cải thiện tình trạng. Nếu không gan của bạn sẽ bị tổn thương và cần can thiệp điều trị y tế.
Làn da
Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường? Các nghiên cứu đã chỉ ra đường là kẻ thù của làn da. Lượng đường dư thừa sẽ làm làn da của bạn lão hóa nhanh chóng hơn. Chúng đã được chứng minh là có thể làm phân hủy collagen và cấu trúc protein dưới da khiến làn da nhanh chóng bị chảy xệ, già nua so với tuổi.
Tìm hiểu thêm: Khám tiền mê là gì? Quy trình khám tiền mê trước phẫu thuật
Sâu răng
Tất nhiên, ăn nhiều đường bị sâu răng là điều mà bất kỳ nha sĩ nào đều sẽ cảnh báo bạn. Sau khi ăn đồ ngọt, đồ nhiều đường nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì những gì bám trên răng của bạn chính là thức ăn nuôi dưỡng vi khuẩn trong miệng, ăn mòn răng của chúng ta. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh về răng miệng, nhất là sâu răng rất cao và nhiều người vẫn chưa ý thức được nguy cơ của tình trạng này.
Béo phì
Việc ăn nhiều đường sẽ khiến chúng ta tăng cân là điều có lẽ ai cũng biết. Chúng ta càng ăn đồ có nhiều đường thì cơ thể sẽ càng tăng cân nhanh hơn. Nghiên cứu cho thấy những người uống đồ uống có đường có xu hướng tăng cân và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người không uống.
Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường? Một nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng những người bổ sung nhiều đường hơn vào chế độ ăn uống của họ đã tăng khoảng 0,7kg trong vòng chưa đầy 2 tháng. Lượng đường dư thừa có thể ức chế tế bào đốt chất béo, khiến lượng mỡ dư thừa và tăng cân nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật u thần kinh trên da
Mách bạn cách giảm đường trong chế độ ăn
Như chúng ta đã biết, đường xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm. Vì vậy để giảm lượng đường nạp vào trong cơ thể sẽ rất khó khăn nếu như bạn là một người thích ăn đồ ngọt. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày:
- Các loại nước ngọt, nước trái cây, trà đường thường chứa lượng đường khá cao. Vì vậy, thay vì uống chúng, bạn có thể thay bằng nước lọc hoặc các loại nước không đường.
- Khi bạn ăn sữa, sữa chua, để gia tăng vị ngọt, thay vì sử dụng đường hay sữa đặc thì bạn có thể thêm vào nước ép từ quả mọng.
- Các món sinh tố trái cây bạn tưởng rằng rất tốt cho sức khỏe nhưng thực tế trong đó thường được bỏ thêm sữa đặc hoặc đường. Tốt nhất bạn nên tự làm sinh tố tại nhà hoặc yêu cầu người bán không thêm sữa, đường vào trong cốc nước của bạn.
- Nếu bạn muốn giảm ăn đường hoặc cai đường, hãy chọn các loại thực phẩm như chocolate đen, trà xanh, giấm táo, sữa chua nguyên chất. Những thực phẩm này không có hoặc có rất ít đường, giúp bạn thay đổi vị giác theo thời gian.
- Các loại nước sốt như sốt cà chua, sốt chấm thịt thường chứa khá nhiều đường. Bạn nên tìm mua những loại có ít đường để sử dụng.
- Nên ăn thực phẩm chưa qua chế biến hoặc tinh chế. Bởi những thực phẩm chế biến sẵn hoặc tinh chế thường chứa nhiều chất phụ gia, trong đó có đường.
- Trong thực phẩm đóng hộp có thể chứa rất nhiều đường. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu thành phần của chúng trước khi sử dụng.
- Thay vì ăn đường, bạn có thể cân nhắc sử dụng những chất làm ngọt tự nhiên như Stevia trong lá cây Stevia rebaudiana, Erythritol trong trái cây,…
Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường? Bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi trên. Có thể thấy, cơ thể chúng ta sẽ gặp khá nhiều rắc rối về sức khỏe, hình thể khi nạp quá nhiều đường. Vì vậy, hãy ăn đường đủ lượng theo khuyến cáo của các tổ chức y tế để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm