Chậm kinh, rong kinh luôn khiến nhiều chị em lo âu, thấp thỏm, nhiều chị em đã tìm đến những thực phẩm và các loại thảo dược an toàn để kinh nguyệt ra đều hơn, trong đó có rau má. Vậy có nên uống rau má để ra kinh nguyệt?
Bạn đang đọc: Có nên uống rau má để ra kinh nguyệt? Tác dụng của rau má đối với nữ giới
Kinh nguyệt không đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh lý của các bạn nữ. Vì vậy, nhiều bạn nữ có thói quen uống rau má để ra kinh nguyệt. Vậy uống rau má trong chu kỳ kinh nguyệt có tác dụng gì và nên uống rau má như thế nào là hợp lý. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp về tác dụng của rau má trong kỳ kinh nguyệt qua bài viết dưới đây.
Có nên uống rau má để ra kinh nguyệt?
Rau má là một loại thảo dược thân mềm, đây là loại cây khá phổ biến, dễ trồng và phân bố khắp ở nước ta. Trong cây rau má có nhiều thành phần như glycosid asiaticoside, hydrocotylin, centelloside giúp nhanh chóng tái tạo tế bào, làm mau lành vết thương cũng như thanh lọc cơ thể, mát gan thải độc. Theo Đông y, rau má có vị đắng tính hàn nên có công dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh vàng da, kiết lỵ, sỏi thận.
Tính mát của rau má giúp giảm đau bụng kinh và điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới. Vì vậy, uống rau má để ra kinh nguyệt là việc nên làm và có tác dụng rất tốt đối với chị em phụ nữ.
Tác dụng của rau má đối với nữ giới
Rau má là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho các chị em khi đến kỳ hành kinh. Một số tác dụng hữu ích của rau má như:
Tác dụng điều hoà kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh
Rau má có công dụng điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ. Vì trong rau má có nhiều thành phần dinh dưỡng như kẽm, kali, magie,… có tác dụng tăng tuần hoàn máu, tối ưu hoạt động hệ tuần hoàn. Rau má còn có công dụng thúc đẩy quá trình tống máu kinh ra ngoài nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, uống rau má giúp cơ thể bạn gái thoải mái hơn, hạn chế đau bụng kinh vì rau má làm giảm tình trạng máu kinh vón cục.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc
Nhờ tính hàn của rau má nên tác dụng thải độc của nó rất tốt. Ngoài ra, rau má còn có nhiều thành phần hoạt chất như hydrocotyle, glycosid asiaticoside, centelloside,… có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm tình trạng nóng sốt khi hành kinh. Việc thanh nhiệt giải độc cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe cho nữ giới, tăng quá trình đào thải khí hư và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý khi uống rau má vào kỳ kinh nguyệt
Rau má có công dụng rất tốt cho chị em vào kỳ kinh nguyệt. Uống rau má đúng cách giúp tác dụng đạt hiệu quả tối ưu:
- Chỉ nên uống 1 ly nước rau má mỗi ngày: Bạn chỉ nên dùng tối đa một ly nước rau má tương đương với 40g rau má mỗi ngày. Vì trong rau má có tính hàn, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
- Sử dụng rau má liên tục quá 1 tháng: Rau má tính hàn nên dùng lâu sẽ gây rối loạn hệ tiêu hoá và gây lạnh bụng. Điều này không tốt đối với các chị em hay bị đau bụng, lạnh bụng. Vì vậy, bạn nên ngừng sử dụng khoảng nửa tháng rồi hẵng uống rau má trở lại và cũng không nên dùng rau má quá thường xuyên.
- Rau má ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: Rau má có thể làm ảnh hưởng một số tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh lý. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn uống rau má thường xuyên.
- Một số đối tượng không nên sử dụng rau má: Người có tiền sử bệnh về gan, bị ung thư hay phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ sinh đẻ không nên sử dụng rau má vì sẽ làm giảm sức khỏe cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Dopamine detox là gì? Những cách giúp tăng dopamine detox tích cực
Các bài thuốc từ rau má giúp ra kinh nguyệt
Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau má kết hợp cùng các loại thảo dược tốt cho sức khỏe khác giúp tăng cường công dụng điều hoà kinh nguyệt cho chị em. Dưới đây là một số bài thuốc mà chị em có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1
Rau má rửa sạch, đem ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, bạn đem đi sấy khô hoặc phơi nắng, tiếp đó nghiền thành bột mịn. Bột thành phẩm được bảo quản trong lọ, để ở nơi khô ráo thoáng mát. Hàng ngày bạn chỉ cần pha 10g bột uống sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn khi đến tháng.
Bài thuốc số 2
Thành phần:
- Rau má 30g;
- Ích mẫu 8g;
- Hương nhu 12g;
- Hậu phác 16g;
Cách làm: Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần đun các thành phần trên với 600 ml trên bếp lửa nhỏ. Để nguội rồi uống vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc số 3
Thành phần:
- Rau má 40g;
- Hương phụ (củ gấu) 20g;
- Ích mẫu 16g;
- Cỏ nhọ nồi 40g;
- Sinh địa 20g;
- Chỉ xác 20g;
Cách làm: Với cách làm tương tự bài thuốc số 2 với lượng nước đun lên là 800 ml, đun cô cạn còn khoảng 300 ml. Duy trì uống 2 lần vào sáng và tối, uống 10 thang thuốc là đủ.
>>>>>Xem thêm: Thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?
Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã có thêm thông tin cho việc có nên uống rau má để ra kinh nguyệt. Thực tế, rau má có công dụng rất tốt trong việc điều hoà kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh, vì vậy, uống rau má trong kỳ kinh nguyệt đem lại nhiều lợi ích cho bạn nữ. Ngoài ra, rau má cũng được kết hợp trong một số phương thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt. Việc uống rau má đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi đến tháng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm