Việc sử dụng mặt nạ đất sét để chăm sóc da đúng cách như thế nào vẫn luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của phái nữ. Vậy có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không, tần suất như thế nào là phù hợp?
Bạn đang đọc: Có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không?
Từ lâu, đất sét đã được lựa chọn là một trong những nguyên liệu dùng để chăm sóc da. Các chuyên gia cho rằng trong sản phẩm này chứa nhiều dưỡng chất có khả năng cấp ẩm, dưỡng trắng và làm mịn da hiệu quả. Vậy chúng ta có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày để đạt hiệu quả tối ưu hay không? Hãy cùng nghe chuyên gia giải đáp bạn nhé!
Tác dụng của đất sét đối với làn da
Mặt nạ đất sét là sản phẩm chăm sóc da được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loại đất sét khác nhau như cao lanh, bentonite, đất sét hồng, đất sét xanh… Nó được chứng minh là rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp da sáng mịn, đều màu hơn.
Trước đây, đất sét dùng để đắp mặt nạ thường được sản xuất dưới dạng bột khô. Để sử dụng, chúng ta cần trộn với một số thành phần khác như nước, mật ong, dầu ô liu… Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng mặt nạ đất sét tiện lợi hơn nhiều, do đã được trộn sẵn dưới dạng kem hoặc sệt, người dùng chỉ cần đắp trực tiếp lên da.
Một số tác dụng của mặt nạ đất sét có thể kể đến như sau:
- Trị mụn hiệu quả: Mặt nạ đất sét có khả năng ngăn ngừa các dạng mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng… Để điều trị mụn hiệu quả, bạn nên đắp hỗn hợp bột đất sét và nước ấm, bởi hơi nóng sẽ giúp tăng tiết mồ hôi, kéo theo việc giải phóng lượng dầu và bụi bẩn trên da.
- Thông thoáng lỗ chân lông: Đắp mặt nạ được chứng minh là có khả năng hút dầu thừa, tạp chất và bụi bẩn ra khỏi lỗ chân lông hiệu quả.
- Thải độc tố cho da: Đất sét thường có điện tích âm, do đó nó có thể giúp liên kết với các chất độc tích điện dương và kim loại nặng, giúp da được đào thải độc tố. Đây cũng là mặt nạ chống lão hóa cho da cực kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
- Dưỡng ẩm cho da: Trên thực tế, nếu bạn áp dụng cách dùng mặt nạ đất sét đúng cách có khả năng tạo lớp màng dưỡng ẩm cho da bị khô, đồng thời giúp da sáng và khỏe mạnh hơn.
Có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không?
Mặt nạ đất sét mang lại nhiều tác dụng cho làn da. Vậy chúng ta có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không? Các chuyên gia khẳng định điều này là không nên bạn nhé! Bởi nếu dùng quá thường xuyên, tần suất dày đặc, các thành phần trong mặt nạ đất sét sẽ làm khô da, gây kích ứng và tạo thành tác dụng ngược như mụn mọc nhiều hơn, da khô sần… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng mỗi tuần một vài lần tùy vào tình trạng da. Vậy tần suất cụ thể đối với từng loại da như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết được các chuyên gia đưa ra:
- Da mụn: Bạn không nên đắp mặt nạ đất sét quá 3 lần trong 1 tuần và thời gian đắp cũng không nên quá 15 phút.
- Da hỗn hợp: Đối với loại da này, bạn chỉ cần đắp 1-2 lần trong tuần và mỗi lần 10 phút để đạt hiệu quả tối ưu.
- Da khô và da nhạy cảm: Với loại da này, bạn cần cân nhắc và lựa chọn thật kỹ loại mặt nạ đất sét trước khi sử dụng, đồng thời chỉ nên đắp tối đa 1 lần trong tuần. Ngoài ra, bạn nhớ thoa thêm kem dưỡng ẩm sau khi đắp để cung cấp thêm độ ẩm cho làn da nhé!
- Da có dấu hiệu lão hóa: Nhằm cải thiện làn da thiếu sự căng bóng, khỏe mạnh, bạn nên sử dụng mặt nạ đất sét đều đặn mỗi tuần 2 lần.
Một số câu hỏi khác về chăm sóc da bằng mặt nạ đất sét
Ngoài băn khoăn “có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không” thì việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da này như thế nào để đạt hiệu quả cũng được nhiều phụ nữ quan tâm. Dưới đây là những giải đáp của chuyên gia về một số câu hỏi xoay quanh sản phẩm này.
Có nên đắp mặt nạ giấy sau khi đắp mặt nạ đất sét?
Câu trả lời là rất nên bạn nhé! Bởi theo các chuyên gia, mặt nạ đất sét có thể làm khô da, vì thế việc đắp mặt nạ giấy sau đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm, tránh tình trạng sau khi đắp mặt nạ đất sét bị rát. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý nên chọn loại mặt nạ phù hợp với loại da để tránh kích ứng nhé!
Có nên đắp mặt nạ đất sét sau khi tẩy da chết?
Việc này cũng được khuyến khích thực hiện. Bởi sau khi thực hiện quy trình tẩy da chết xong, các dưỡng chất trong mặt nạ đất sét có cơ hội được thẩm thấu vào da một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý cần dùng kem dưỡng da ngay sau đó để da được khóa ẩm và chăm sóc toàn diện nhé!
Tìm hiểu thêm: Nên ăn sữa chua khi nào để giảm cân? Bật mí một số món ăn từ sữa chua giúp giảm cân
Phải làm gì khi mặt nạ đất sét bị khô?
Nếu mặt nạ đất sét bị khô ngay ở trong hũ, bạn có thể cho ít nước ấm vào trộn đều rồi mới bắt đầu sử dụng. Trường hợp khi bạn đã đắp lên da và để thời gian quá lâu khiến mặt nạ bị khô, bạn hãy nhẹ nhàng vỗ nước vào mặt rồi để ướt trong một vài phút. Khi mặt nạ đất sét mềm ra, bạn dùng khăn ẩm chấm nhẹ là có thể loại bỏ mặt nạ.
Dùng mặt nạ đất sét trước hay sau thoa toner?
Đây là câu hỏi được nhiều phụ nữ thắc mắc. Các chuyên gia cho rằng việc dùng sản phẩm nào trước, sản phẩm nào sau phụ thuộc vào loại toner sử dụng và tình trạng da của bạn. Nếu toner là sản phẩm chứa cồn, bạn chỉ nên dùng duy nhất 1 lần trước hoặc sau khi đắp mặt nạ đất sét, còn với toner không chứa cồn có công dụng dưỡng ẩm thì bạn có thể sử dụng cả trước và sau khi đắp mặt nạ. Trường hợp da bạn thuộc loại da khô, bạn cũng chỉ nên dùng toner 1 lần trước khi đắp mặt nạ. Ngược lại, với da dầu, bạn có thể dùng toner cả trước và sau đắp mặt nạ đều được.
Có nên đắp mặt nạ đất sét ngay sau khi nặn mụn?
Theo các chuyên gia da liễu, bạn nên chờ một vài tiếng sau khi nặn mụn rồi mới đắp mặt nạ đất sét. Lý do là bởi lúc này nốt mụn và vùng da xung quanh đó đang bị sưng đỏ, tổn thương, việc đắp mặt nạ đất sét sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngược lại điều này có thể làm tình trạng da bị tổn thương nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Dấu ấn khối u là gì? Vai trò của dấu ấn khối u trong bệnh ung thư
Như vậy, với các thông tin trên đây, Long Châu đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn có nên đắp mặt nạ đất sét hàng ngày không và những thắc mắc xung quanh việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da này. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho da nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Mặt nạ