Dấu ấn khối u là gì? Vai trò của dấu ấn khối u trong bệnh ung thư

Dấu ấn khối u là gì? Vai trò của dấu ấn khối u trong bệnh ung thư

Bạn đang đọc: Dấu ấn khối u là gì? Vai trò của dấu ấn khối u trong bệnh ung thư

Các chất là chỉ điểm cho sự tồn tại của khối u trong cơ thể, hay còn lại là các dấu ấn khối u (tumor marker). Sự có mặt của các chất gợi ý có khối u trong cơ thể, liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư hoặc cũng có thể là một số tình trạng không phải ung thư.

Khi cơ thể tồn tại khối u bất thường, chúng sẽ tăng cường tổng hợp một số protein đặc biệt, gọi là các dấu ấn khối u. Dấu ấn khối u còn được gọi là tumor marker, có thể được tạo ra bởi các tế bào ung thư hoặc không phải ung thư. Vì vậy, sự tăng nồng độ của các tumor marker có thể là chỉ dấu gợi ý cho một bệnh ung thư đang tiến triển.

Dấu ấn khối u là gì?

Về cơ bản, các dấu ấn khối u được sản xuất từ tế bào bình thường cũng như tế bào ung thư. Tuy nhiên, người ta quan sát thấy có sự gia tăng nồng độ các dấu ấn khối u, khi cơ thể có bệnh lý ung thư. Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, mẫu nước tiểu, mẫu phân, mô tế bào hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân ung thư. Các dấu ấn khối u hầu hết có bản chất là protein, tuy nhiên gần đây đã có mẫu gen và DNA của tế bào cũng được sử dụng.

Dấu ấn khối u có thể tăng mà không liên quan gì đến bệnh ung thư, hoặc người bệnh ung thư xét nghiệm không phát hiện sự tăng nồng độ dấu ấn khối u tương ứng. Thêm nữa, dấu ấn khối u có thể tăng trong một bệnh ung thư cụ thể hoặc nhiều bệnh ung thư khác nhau, điều này gây ra những khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh ung thư.

Bài viết giúp bạn đọc hiểu đúng về giá trị của một số dấu ấn khối u thường gặp (qua kết quả xét nghiệm máu, mẫu nước tiểu), cũng như những hạn chế trong việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ung thư.

Dấu ấn khối u 01

Dấu ấn khối u là các protein được sản xuất bởi các tế bào bất thường

Ý nghĩa của dấu ấn khối u

Dấu ấn khối u được sử dụng để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh ung thư. Mặc dù nồng độ của dấu ấn khối u tăng cao có thể gợi ý sự hiện diện của khối u trong cơ thể, nhưng chỉ nhiêu đó thôi là chưa đủ để kết luận bệnh ung thư. Do đó, xét nghiệm tìm chỉ dấu ung thư thường kết hợp cùng các xét nghiệm khác, như sinh thiết mô.

Đối với những người đã được chẩn đoán bệnh ung thư, các dấu ấn này góp phần vào việc lên kế hoạch và theo dõi quá trình điều trị, cũng như tiên lượng về mức độ bệnh.

Các bác sĩ sẽ theo dõi định kỳ khi điều trị bệnh ung thư, nếu nồng độ các dấu ấn khối u giảm hoặc trở lại mức bình thường, có thể nói rằng bệnh ung thư đang đáp ứng tốt với phương án điều trị. Ngược lại, nếu nồng độ chỉ dấu ung thư không thay đổi hoặc tăng lên, gợi ý rằng bệnh ung thư không đáp ứng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá và thay đổi phương án điều trị cho bệnh nhân.

Các dấu ấn khối u có thể được theo dõi sau khi kết thúc điều trị, nhằm phát hiện nếu bệnh ung thư tái phát.

Vai trò của xét nghiệm đo nồng độ các dấu ấn khối u

Một số dấu ấn khối u đặc trưng cho bệnh lý ung thư chuyên biệt, một số khác có thể gặp trong nhiều bệnh lý ung thư. Việc theo dõi xét nghiệm nồng độ các dấu ấn khối u thường có vai trò trong quá trình chẩn đoán, theo dõi hiệu quả điều trị và đánh giá nguy cơ bệnh ung thư tái phát.

Alpha-fetoprotein (AFP)

Bệnh ung thư: Ung thư gan, khối u loại tế bào mầm.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Để giúp chẩn đoán chính xác ung thư gan và theo dõi đáp ứng điều trị. Cùng với đó là đánh giá giai đoạn ung thư, tiên lượng bệnh và đáp ứng với điều trị của khối u tế bào mầm.

Beta-2-microglobulin (B2M)

Bệnh ung thư: Đa u tủy xương, bạch cầu cấp dòng lympho và u tế bào lympho ác tính.

Mô phân tích: Máu, nước tiểu hoặc mẫu dịch não tủy.

Cách sử dụng: Để xác định tiên lượng bệnh và theo dõi đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.

Beta-hCG

Bệnh ung thư: Bệnh ung thư biểu mô, khối u tế bào mầm.

Mô phân tích: Nước tiểu hoặc máu.

Cách sử dụng: Để đánh giá giai đoạn, tiên lượng bệnh và đáp ứng với phương pháp điều trị.

CA15-3 / CA27 và CA29

Bệnh ung thư: Ung thư vú.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Để theo dõi việc điều trị có hiệu quả hoặc phát hiện giai đoạn bệnh tái phát.

CA19-9

Bệnh ung thư: Ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật và ung thư dạ dày.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Để đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với phương pháp điều trị ung thư.

CA-125

Bệnh ung thư: Ung thư buồng trứng.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Để giúp chẩn đoán bệnh, đánh giá đáp ứng với điều trị và theo dõi tình trạng tái phát.

Calcitonin

Bệnh ung thư: Ung thư tuyến giáp tủy.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Giúp chẩn đoán, đánh giá xem điều trị có hiệu quả không và theo dõi bệnh tái phát.

Kháng nguyên carcinoembryonic (CEA)

Bệnh ung thư: Ung thư đại trực tràng và một số ung thư khác.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Theo dõi điều trị và đánh giá giai đoạn bệnh tái phát.

Dau_an_khoi_u_4.webp

Xét nghiệm kháng nguyên carcinoembryonic

Fibrin / fibrinogen

Bệnh ung thư: Ung thư bàng quang.

Mô phân tích: Nước tiểu.

Cách sử dụng: Theo dõi tiến triển bệnh và đánh giá đáp ứng với điều trị.

Globulin miễn dịch

Bệnh ung thư: Đa u tủy và bệnh Waldenström macroglobulinemia.

Mô phân tích: Máu và nước tiểu.

Cách sử dụng: Giúp chẩn đoán bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi bệnh tái phát.

Lactate dehydrogenase

Bệnh ung thư: Khối u tế bào mầm, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u nguyên tế bào thần kinh và u nguyên khối u ác tính.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Để đánh giá giai đoạn, tiên lượng bệnh và đáp ứng với quá trình điều trị.

NSE

Bệnh ung thư: Ung thư phổi tế bào nhỏ và khối u nguyên bào thần kinh.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Theo dõi tiến triển và đánh giá đáp ứng với điều trị.

Kháng nguyên tuyến tiền liệt đặc hiệu (PSA)

Bệnh ung thư: Ung thư tuyến tiền liệt.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Giúp chẩn đoán bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi bệnh tái phát.

Thyroglobulin

Bệnh ung thư: Ung thư tuyến giáp.

Mô phân tích: Máu.

Cách sử dụng: Đánh giá đáp ứng trong quá trình điều trị và phát hiện bệnh tái phát.

Tìm hiểu thêm: Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Dấu ấn khối u 02
Các dấu ấn khối u giúp hỗ trợ chẩn đoán sớm, tiên lượng và theo dõi bệnh ung thư.

Dấu ấn khối u có thể được dùng khi sàng lọc bệnh ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu vai trò của các chỉ số dấu ấn khối u này trong các xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư. Xét nghiệm sàng lọc ung thư sử dụng dấu ấn khối u, thì dấu ấn đó cần có độ nhạy rất cao (khả năng xác định đúng người bệnh) và tính đặc hiệu (khả năng xác định đúng người không mắc bệnh).

Nếu một xét nghiệm sàng lọc có độ nhạy cao, sẽ giúp xác định được hầu hết người mắc bệnh và cho ra ít kết quả âm tính giả. Nếu xét nghiệm có tính đặc hiệu cao, chỉ có một số ít người cho kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng không thực sự không bị bệnh đó.

Dấu ấn khối u 03

>>>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở bệnh Parkinson: Dấu hiệu nhận biết, yếu tố ảnh hưởng và điều trị

Các dấu ấn khối u có độ nhạy và tính đặc hiệu cao được sử dụng để sàng lọc bệnh ung thư

Các dấu ấn khối u có thể được sử dụng nhằm đánh giá mức độ bệnh ung thư, tiên lượng bệnh vào theo dõi điều trị. Mặc dù các dấu ấn khối u rất hữu ích trong phát hiện và điều trị bệnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu ấn khối u nào, được xác định là đủ độ nhạy và tính đặc hiệu trong việc xét nghiệm sàng lọc ung thư.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Khối uĐiều trị ung thưThông tin sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *