Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này khiến chị em lo lắng rằng có kinh sớm sau sinh có tốt không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hiện tượng này cùng các phương pháp chăm sóc sức khỏe của mẹ, ngăn tình trạng kinh có sớm nhé!
Bạn đang đọc: Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Các biện pháp chăm sóc phụ nữ sau sinh
Vậy có kinh sớm sau sinh có tốt không? Tình trạng chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện sau sinh tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa phụ nữ, quá trình hồi phục sau sinh, quyết định cho con bú sữa mẹ hoặc tâm lý của người mẹ. Thông thường, kinh nguyệt trở lại là hiện tượng cho thấy sức khỏe của chị em hồi phục tốt.
Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt sau khi sinh
Trước khi đến với câu hỏi “Mẹ có kinh sớm sau sinh có tốt không?” hãy cùng tìm hiểu cơ chế chu kỳ kinh nhé! Sự xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh là một quá trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe tổng thể và quyết định về việc cho con bú sữa mẹ.
Thông thường, những người mẹ cho con bú sữa hoàn toàn thường có kinh nguyệt sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể người mẹ hồi phục sau quá trình sinh nở cũng như qua giai đoạn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
Điều này là do việc cho con bú hay động tác mút vú của bé tác động đến tiến trình điều hòa nội tiết tố của cơ thể mẹ trong quá trình nuôi con, từ đó ngăn chặn quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu mẹ không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại từ 6 – 8 tuần sau sinh hoặc sau sinh mổ từ 4 – 8 tuần. Trước thời điểm này, nếu chị em có kinh nguyệt trở lại thường được tính là có kinh sớm.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ không cho con bú sữa mẹ thì việc có kinh sớm sau sinh cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người mẹ. Điều này là một biểu hiện bình thường, phản ánh sự thay đổi nội tiết tố kèm theo sự phục hồi cơ thể sau quá trình sinh nở.
Mẹ có kinh sớm sau sinh có tốt không?
Chu kỳ kinh nguyệt sớm sau sinh là một hiện tượng phổ biến nhưng lại gây lo lắng cho nhiều chị em sau khi trải qua quá trình sinh nở.
Theo chuyên gia, việc này có thể xảy ra do nhiều yếu tố như phương pháp sinh (sinh thường hoặc sinh mổ), quyết định cho con bú hay không cũng như sự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể cùng nhiều nguyên nhân khác từ trong và ngoài cơ thể.
Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có kinh nguyệt sớm sau sinh bao gồm:
- Cơ địa cá nhân: Mỗi người phụ nữ có một cơ địa khác nhau, do đó cơ chế kinh nguyệt sau sinh cũng độc lập và biến đổi theo từng người. Người phụ nữ có thể cho con bú hoàn toàn nhưng vẫn trải qua chu kỳ kinh nguyệt sớm do yếu tố gen kết hợp thể trạng của bản thân.
- Sức khỏe tổng thể: Mức độ hồi phục sức khỏe sau sinh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những người có khả năng hồi phục nhanh chóng dễ thấy chu kỳ kinh nguyệt trở lại sớm hơn. Bởi vậy, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh cho phụ nữ sau sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến việc có kinh nguyệt sớm sau khi sinh. Các rối loạn này thường là kết quả của tình trạng stress, thay đổi nội tiết tố hoặc ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.
- Nhầm lẫn với kinh non: Một số trường hợp chảy máu âm đạo dễ khiến chị em nhầm lẫn giữa kinh non và hành kinh. Kinh non thường xuất hiện sau khi hết sản dịch, thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày. Việc hiểu rõ về sự khác biệt giữa kinh non và hành kinh giúp phụ nữ theo dõi sức khỏe cũng như quá trình hồi phục của bản thân sau sinh nở.
Vậy mẹ có kinh sớm sau sinh có tốt không? Vấn đề có kinh sớm sau sinh là hoàn toàn bình thường và không gây ảnh ảnh hưởng gì cho sức khỏe của mẹ bỉm. Tuy nhiên tâm lý hoang mang, lo lắng khi có kinh sớm có thể tạo áp lực tinh thần không nhỏ đối với người mẹ. Việc này ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ cũng như tạo thêm áp lực trong gia đình.
Bởi vậy, để giảm bớt lo lắng thì chị em nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được sự hỗ trợ cùng thông tin chi tiết về tình trạng của mình.
Tìm hiểu thêm: Máy tạo nhịp tim tạm thời – Giải pháp hỗ trợ nhịp tim ổn định
Phương pháp hạn chế tình trạng xuất hiện kinh sớm ở mẹ bầu
Dưới đây là một số lưu ý với biện pháp chăm sóc mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái cũng như phòng tránh tình trạng kinh xuất hiện sớm, cụ thể:
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: Hãy sử dụng thực phẩm giàu protein như sữa, sữa chua, cá, họ đậu, pho mát giúp phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin từ trái cây, củ quả, rau xanh, ngũ cốc để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Ngược lại, tránh thức ăn có thể gây tác động tiêu cực đến cơ thể, tâm lý như rượu và caffein.
- Lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý: Chị em hãy đặt kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp, đầy đủ, tránh làm việc quá sức để giữ tinh thần thoải mái và đảm bảo sức khỏe cơ thể đang trong quá trình hồi phục.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh mạnh, thụt rửa sâu vào vùng kín để tránh gây ra bệnh lý phụ khoa hoặc gây tổn thương vùng nhạy cảm, đặc biệt phụ nữ trải qua phương pháp đẻ thường.
- Hạn chế quan hệ tình dục: Tránh hoạt động tình dục quá mạnh sau khi sinh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
- Sử dụng biện pháp tránh thai: Phụ nữ vẫn có thể đậu thai trong thời kỳ cho con bú. Bởi vậy, việc sử dụng biện pháp tránh thai là điều cần thiết để tránh mang thai ngoài ý muốn, từ đó bảo vệ sức khỏe của mẹ.
- Tập bài tập nhẹ nhàng: Thực hiện những bài tập thể dụng nhẹ nhàng như đi bộ, tập hít thở sâu, các bài tập giúp săn chắc cơ bụng để giảm đau lưng, tăng cường cơ lõi và cải thiện dáng đi.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu?
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Có kinh sớm sau sinh có tốt không?”. Mong bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích về chủ đề này như nguyên nhân ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hay cách chăm sóc phụ nữ sau sinh nở giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm