Cơ hoành là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Chính vì vậy những tác dụng mà cơ hoành mang lại cho cơ thể chúng ta không hề nhỏ. Nên khi gặp các vấn đề về rối loạn chức năng cơ hoành sẽ làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vậy cơ hoành có tác dụng gì? Liệu rằng khi bị rối loạn các chức năng cơ hoành có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
Bạn đang đọc: Cơ hoành có tác dụng gì? Tình trạng co thắt ở cơ hoành
Cơ hoành là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ hô hấp con người. Nếu chẳng may một số những hoạt động của cơ hoành bị yếu kém có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Vậy cơ hoành có tác dụng gì? Rối loạn chức năng có hoành có nguy hiểm không?
Cơ hoành có tác dụng gì?
Cơ hoành là bộ phận cơ chính đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp, đặc biệt là quá trình thở của con người. Vị trí của cơ hoành nằm ngay dưới phổi và tim, cơ hoành là một cơ xương mỏng nằm ở đáy ngực. Hiểu theo cách khác, cơ hoành chính là điểm ngăn cách giữa ngực và bụng của chúng ta.
Cơ hoành có tác dụng chính trong việc tham gia vào quá trình tạo nên áp suất để đẩy không khí vào và ra khỏi phổi. Mỗi khi hít vào cơ hoành sẽ co lại và xẹp xuống, tạo ra hiệu ứng chân không, giúp luồng không khí đi vào phổi. Ngược lại, thì khi thở ra, cơ hoành sẽ giãn đều, đầy không khí ra khỏi phổi.
Cơ hoành cũng có vai trò giúp tăng áp suất trong ổ bụng và loại bỏ chất nôn, nước tiểu hay phân ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, áp lực mà cơ hoành tác động lên thực quản giúp ngăn chặn trào ngược axit cực kì tốt.
Rối loạn chức năng cơ hoành
Ở mỗi người thì rối loạn chức năng cơ hoành sẽ xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào độ nặng của những tổn thương mà cơ hoành gặp phải. Nếu cơ hoành chỉ yếu đi mà không hoàn toàn bị liệt thì những tổn thương chỉ thường xảy ra ở một bên có thể là cơ hoành phải hoặc cơ hoành trái. Tổn thương này sẽ được biểu hiện thông qua việc cơ hoành chỉ biểu hiện khó thở khi gắng sức hay hoạt động nhiều.
Nếu cơ hoành bị liệt hoàn toàn, các triệu chứng sẽ biểu hiện thường xuyên hơn. Có thể là bị liệt một bên gây khó thở khi người bệnh nằm ngửa hay hít thở sâu. Bên cạnh đó, rối loạn chức năng cơ hoành có thể đi kèm với những bệnh khác như suy tim, tắc nghẽn phổi… Hay đối với những trường hợp nặng hơn sẽ gây xẹp phổi hay viêm phổi gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Tình trạng co thắt ở cơ hoành có nguy hiểm không?
Co thắt ở cơ hoành sẽ làm cho bạn có cảm giác khó chịu, hay đau tức ở vùng vị trí xung quanh cơ hoành. Song song với đó, bề mặt bộ phận thường sẽ có diện tích khoảng 250 centimet khối. Nên khi cơ hoành dịch chuyển xuống 1 centimet thì lượng khí trong phổi cũng sẽ tăng lên. Nên nếu cơ hoành dịch chuyển quá sâu xuống dưới thì lưu lượng khí có thể tăng quá nhiều gây co thắt cơ hoành hay thậm chí là suy hô hấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do một số vấn đề liên quan như: Thương tích, hay các bệnh liên quan đến cơ xương, các vấn đề về phổi hay thoát vị cơ hoành.
Các dấu hiệu của tình trạng co thắt cơ hoành
Nếu bị co thắt cơ hoành người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Thường xuyên đau ngực và bụng;
- Dạ dày thực quản bị trào ngược;
- Bị ợ nóng hay trào ngược thức ăn;
- Thường xuyên buồn nôn, khó thở đi kèm với sốt, ho, đau vai, lưng…
- Các bệnh liên quan đến phổi cũng sẽ khiến cơ hoành bị co thắt.
Tìm hiểu thêm: Que thử thai 2 vạch đậm là mang thai hay không?
Bài tập thở giúp cơ hoành khỏe
Thư giãn cơ hô hấp
- Bạn có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm hoặc ngồi tùy thích.
- Giữ thẳng cơ thể, chỉnh đầu chân và lưng ở một đường thẳng và đặt hai tay lên vai hai bên.
- Xoay tròn cả cánh tay và khủy tay từ sau vòng ra trước và ngược lại.
- Thực hiện liên tục 10 đến 20 cái/lần, tập 2 đến 3 lần/ngày.
Tập thở bụng
- Ở bài tập này có bạn có thể ở tư thế nằm hoặc ngồi, đặt một tay lên trước ngực.
- Thở như bình thường nhưng ở tốc độ châm, hít vào bằng mũi cho bụng phình lên và thở ra bằng miệng như huýt sáo cho bụng xẹp xuống.
- Thực hiện liên tục 10 đến 20 cái/lần, tập 2 đến 3 lần/ngày.
>>>>>Xem thêm: Tẩy tế bào chết xong đắp mặt nạ đất sét được không?
Thở kết hợp vận động
- Ở tư thế nằm hoặc ngồi bạn có thể kết hợp thở và vận động tay chân nhẹ nhàng, để nhịp thở luôn ở mức đều đặn và liên tục.
- Bạn có thể vừa thở vừa dơ hai tay hoặc chân lên cao, và hạ xuống khi thở ra. Thực hiện lặp lại ở mỗi bên tay, chân khác nhau..
- Thực hiện liên tục trong 2 đến 3 lần mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi ở cơ hoành.
Có thể thấy, có hoành đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Chính vì thế khi cơ hoành gặp vấn đề, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách giúp cải thiện sức khỏe cơ hoành của bạn, để không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay xuất hiện các bệnh lý khác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm