Chèn ép tim cấp làm ảnh hưởng đến sự đổ đầy thất, từ đó dẫn đến tình trạng giảm cung lượng tim và khiến các cơ quan trong cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy, dưỡng chất. Do đó nếu không can thiệp tức thì sẽ có nguy cơ suy đa tạng và dẫn đến tử vong.
Bạn đang đọc: Chèn ép tim cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Khi xảy ra chèn ép tim cấp, không chỉ người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở mà họ còn phải đối diện với nguy cơ tử vong cao vì hoạt động của tim bị cản trở khiến khả năng tưới máu đến các cơ quan bị hạn chế. Từ đó làm suy yếu hoạt động của tim, gan, phổi, ruột, não,… và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tổng quan về chèn ép tim cấp
Chèn ép tim cấp là tình trạng một lượng lớn máu hoặc dịch cơ thể tràn vào màng ngoài tim, gây áp lực lên tim và khiến cơ quan này bị cản trở hoạt động hoặc mất dần chức năng. Vấn đề sức khỏe nói trên diễn tiến rất nhanh, chúng gây ra những hệ quả tức thời như:
- Giảm đầy máu vì trong giai đoạn tâm trương, quá trình giãn tim bị hạn chế.
- Giảm cung lượng tim, huyết áp trung bình có xu hướng tụt, thiếu máu đa cơ quan, đặc biệt là não, gan và thận.
- Nếu không can thiệp kịp thời thì sự thiếu hụt dưỡng chất, oxy ở các cơ quan sẽ tăng lên mức báo động, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Nhìn chung, chèn ép tim dạng cấp tính là một trạng thái đặc biệt nguy hiểm. Chúng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân nhưng những nguyên nhân gây tử vong cao nhất phải kể đến nhiễm trùng huyết do chấn thương ngực nghiêm trọng, ung thư di căn. Các nguyên nhân khác cũng tiềm ẩn nguy cơ tử vong nhưng xác suất thấp hơn hẳn.
Nguyên nhân phát sinh
Chèn ép tim dạng cấp tính phát sinh do dịch và máu ứ đọng một lượng lớn ở khoang ngoài tim, từ đó gây áp lực lên tim. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này bao gồm:
- Nhiễm trùng gây viêm ở màng ngoài tim;
- Bị nhồi máu cơ tim;
- Chấn thương ở tim do tác động cơ học;
- Bị suy tim;
- Nhiễm lao;
- Vỡ phình tách động mạch hoặc bị bóc tách động mạch chủ;
- Tai biến do các kỹ thuật can thiệp: Thông tim, đặt máy tạo nhịp, đo mạch vành,…
- Bị Lupus ban đỏ;
- Mắc bệnh nan y (ung thư).
Các yếu tố nguy cơ
Chèn ép tim dạng cấp tính tuy không phải là bệnh lý thường gặp nhưng chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên với những trường hợp dưới đây thì nguy cơ mắc phải sẽ cao hơn hẳn người bình thường:
- Nhiễm HIV/AIDS;
- Bị viêm thận, suy thận giai đoạn cuối;
- Có tiền sử bị suy tim hoặc đang bị suy tim;
- Mắc các bệnh rối loạn tự miễn;
- Bị chấn thương vùng ngực;
- Mắc các bệnh lý ác tính.
Dấu hiệu điển hình
Việc nhận diện sớm các dấu hiệu điển hình của chèn ép tim dạng cấp tính sẽ giúp người bệnh phản ứng nhanh, thăm khám kịp thời và chặn đứng những nguy cơ. Và dưới đây là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này mà bạn không thể xem nhẹ:
- Đau ngực và thường có xu hướng lan tới các khu vực lân cận như vai, bụng, lưng,… Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể nặng hơn nếu bệnh nhân bị ho.
- Tim đập nhanh, có hiện tượng đánh trống ngực. Trong trường hợp nặng thì mạch thường rất yếu và khó thăm khám theo cách thông thường.
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi không yên.
- Huyết áp có xu hướng hạ thấp, người bệnh khó thở, thở gấp và không đều hơi.
- Choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ, thậm chí có thể ngất.
- Yếu cơ, liệt cơ do khả năng cung ứng máu đến các cơ quan bị hạn chế.
- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, không có sức sống.
Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc tự thân là gì? Ưu điểm của ghép tế bào gốc tự thân
Chẩn đoán và điều trị
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý này không phải là vấn đề khó đối với y học hiện đại. Điều quan trọng là chèn ép tim cấp cần phải được phát hiện sớm để can thiệp nhanh, phòng trừ mọi hệ lụy có thể xảy ra.
Chẩn đoán
Khi chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ thường kết hợp đồng thời 3 phương pháp:
- Hỏi bệnh: Mục đích là lấy thông tin về các triệu chứng để có đánh giá sơ lược ban đầu.
- Thăm khám thực thể: Có thể nhận diện ra bệnh thông qua tam chứng Beck (tụt áp, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh và tiếng tim mờ). Tụt áp thường ở mức 50% trở lên, cùng với đó là hiện tượng thở gấp, tim phản xạ nhanh.
- Xét nghiệm chẩn đoán: Sử dụng các phương pháp như: Điện tâm đồ, siêu âm tim, thông tim.
Điều trị
Điều trị chèn ép tim dạng cấp tính thường được thực hiện song song theo 2 cách:
- Điều trị triệu chứng
Giảm áp lực lên tim bằng cách chọc dịch dẫn lưu dịch ở khoang ngoài tim ra bên ngoài hoặc tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để dẫn lưu máu và loại bỏ những cục máu đông nếu có tổn thương tim. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn cắt một phần màng ngoài tim để giảm áp lực lên bộ phận này.
Nếu bệnh nhân khó thở, chuyên gia y tế sẽ chỉ định việc dùng bình dưỡng khí oxy. Nếu huyết áp tăng cao, người bệnh sẽ được hỗ trợ bằng cách truyền dịch, dùng thuốc vận mạch.
- Điều trị nguyên nhân
Trong trường hợp bị chèn ép tim do chấn thương đột ngột ở vùng ngực thì bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để cải thiện tình hình. Nếu không phải do căn nguyên này thì sau khi điều trị triệu chứng, bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để làm rõ nguyên nhân, sau đó lên phác đồ điều trị tương thích với hiện trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?
Cách phòng ngừa hiệu quả
Trước tiên cần phải khẳng định rằng không phải trường hợp chèn ép tim dạng cấp tính nào cũng có cách phòng ngừa hiệu quả. Có những nguyên nhân không thể ngăn chặn từ gốc rễ và cũng có những nguyên nhân bạn có thể can thiệp để giảm thiểu rủi ro. Cụ thể dưới đây là một số giải pháp giúp ngăn ngừa từ sớm bệnh lý này mà bạn nên tham khảo:
- Nói không với việc tiếp xúc với những người đang bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Với các bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan hô hấp trên (mũi, họng) và da liễu thì cần được điều trị dứt điểm.
- Chọn cơ sở y tế uy tín khi sử dụng các phương pháp xâm lấn ở tim để phòng ngừa biến chứng, bao gồm cả chèn ép tim dạng cấp tính.
- Những người mắc bệnh lý mạn tính thì nên điều trị tận gốc để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng tránh các bệnh lý tim mạch nói chung và chèn ép tim dạng cấp nói riêng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm hoặc rào trước mọi nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
Qua bài viết, bạn đã có đầy đủ các thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề chèn ép tim cấp. Mong rằng khi “giắt túi” cẩm nang này, bạn sẽ hiểu rõ bản chất và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý nguy hiểm nói trên! Trân trọng!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm