Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?

Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?

Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới khiến chúng ta mất khả năng vận động tự chủ hai chân, là tình trạng nguy hiểm cần chữa trị kịp thời. Việc tìm hiểu những thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa.

Bạn đang đọc: Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?

Liệt hai chi dưới là một hội chứng thường gặp trong thần kinh, do nguyên nhân tổn thương trung ương ở tuỷ sống, não hay tổn thương ngoại biên ở dây thần kinh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới.

Cấu trúc hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh là hệ cơ quan có cấu tạo cao cấp và phức tạp nhất, thực hiện chức năng chỉ huy thống nhất hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Theo y học, hệ thần kinh được chia thành hai phần chính là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương bao gồm não bộ và tủy sống.

Tủy sống nằm trong ống sống, là cầu nối quan trọng giữa não bộ với cơ thể. Tủy sống có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đi xuống từ não vận động cho các cơ và cảm giác đi lên từ da và xương tay chân. Nhờ các tín hiệu của tủy sống mà cử động của cơ thể được thực hiện một cách nhịp nhàng.

Tủy sống được chia làm 4 phần: Phần cổ, phần ngực, phần thắt lưng và phần tận cùng được gọi là nón tủy. Phần thắt lưng nhận chi phối thần kinh cho chi dưới, ở mỗi đốt tủy sống có 2 rễ thần kinh đi ra (rễ trước chi phối vận động, rễ sau chi phối cảm giác) vì vậy nếu chấn thương tủy sống ở đoạn thắt lưng sẽ ảnh hưởng đến cảm giác và vận động của chi dưới tương ứng.

Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?

Cấu trúc hệ thần kinh trung ương

Phân biệt các loại liệt hai chi dưới

Bệnh nhân mắc hội chứng liệt 2 chi dưới thường hay than phiền yếu, cảm giác nặng, cứng, vụng về, giảm khả năng kiểm soát sức cơ, hoặc khó khăn trong việc thực hiện các cử động và thường đi kèm với rối loạn cảm giác (tê bì, dị cảm, châm chích, kiến bò). Liệt chi dưới được chia làm 2 loại: Liệt cứng và liệt mềm.

Liệt mềm

Liệt mềm có thể do tổn thương thần kinh trung ương hay ngoại biên với một số đặc điểm:

  • Sức cơ giảm hay mất, thường cân đối hai bên.
  • Trương lực cơ (khi thả lỏng thì cơ vẫn có độ căng nhất định) giảm.
  • Phản xạ gân cơ (cơ co khi gân cơ bị kích thích đột ngột) giảm hay mất.
  • Khởi đầu đột ngột hoặc cấp tính.

Liệt cứng

Hội chứng liệt cứng 2 chi dưới bao gồm các triệu chứng sau:

  • Sức cơ giảm hay mất, chủ yếu cơ gấp và ở ngọn chi.
  • Trương lực cơ tăng kiểu tháp.
  • Phản xạ gân cơ tăng, có thể có rung giật xương bánh chè hoặc gót chân.
  • Rối loạn cảm giác ở chi.
  • Rối loạn cơ vòng, thường gây bí tiểu, rối loạn sinh dục.
  • Thường không teo cơ.
  • Diễn tiến từ từ, thường phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về đặc điểm và lợi ích khi cấy Implant Neodent

Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?
Tê bì là một trong những dấu hiệu chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới

Nguyên nhân của chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới

Sau khi loại trừ được nguyên nhân yếu liệt do đột quỵ thì liệt 2 chi dưới thường do tổn thương ở cột sống thắt lưng. Tổn thương tủy sống thường do những chấn thương trực tiếp như:

  • Tai nạn trong lao động.
  • Tai nạn sinh hoạt.
  • Chấn thương thể thao.

Chính bởi những nguyên nhân trên nên chấn thương cột sống thường gặp ở đối tượng là nam giới, người lao động chân tay và người lớn tuổi bị loãng xương, thoái hóa khớp.

Việc chẩn đoán chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới cấp tính (hay liệt mềm) do tổn thương tại vị trí nào lúc triệu chứng mới khởi phát có thể gặp khó khăn vì yếu hai chi dưới kèm theo giảm trương lực cơ và phản xạ gân cơ. Nguyên nhân có thể do:

  • Nhồi máu tủy.
  • Viêm tủy cắt ngang: Thường do siêu vi hay giang mai.
  • Chèn ép tủy: Thường diễn tiến từ từ do khối choáng chỗ trong ống sống gây ra.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Sau chấn thương thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…
  • Hội chứng Guillain-Barré (bệnh đa dây thần kinh ngoại biên): Tê rần, dị cảm ở ngọn chi sau đó yếu chi dưới sau vài ngày.

Yếu hai chi dưới bán cấp hoặc mãn tính có kèm tăng phản xạ gân cơ và trương lực cơ (gọi là liệt cứng hai chi dưới) có nguyên nhân thường do các bệnh lý mãn tính của tủy sống như:

  • Lao cột sống: Bệnh hủy cột sống do lao có dấu hiệu là cột sống lồi ra và đau 1 đến 2 đốt sống khi sờ, khó cúi người.
  • Áp-xe ngoài hoặc dưới màng cứng: Có dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt) kèm đau vùng cột sống khi ho, hắt hơi, vận động, ấn mạnh…
  • U tủy: U ngoại tủy với triệu chứng dị cảm hay đau rễ thần kinh khu trú một bên, tiến triển rất chậm và tiên lượng tốt nếu phẫu thuật sớm, u nội tủy ít gặp hơn và khó nhận biết do dấu hiệu không điển hình.
  • Ung thư đốt sống: Thường do di căn từ các loại ung thư khác (tuyến tiền liệt, cổ tử cung, dạ dày, vú, phổi…).
  • Thoát vị đĩa đệm: Chủ yếu là thoát vị một bên cột sống gây chèn ép tủy sống cùng bên, do chơi thể thao, tai nạn.

Chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới do đâu?

>>>>>Xem thêm: Rãnh quy đầu là gì? Các bệnh thường gặp tại rãnh quy đầu

Tổn thương tủy sống thắt lưng

Chấn thương tủy sống do nguyên nhân và mức độ nào cũng cần được điều trị ngay lập tức khi người bệnh có những triệu chứng lâm sàng vì thời gian tiến hành điều trị ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như khả năng hồi phục chức năng cột sống của người bệnh. Vì vậy khi phát hiện mình có các triệu chứng trên hãy đến gặp bác sĩ thần kinh để được thăm khám và xử trí kịp thời tránh chấn thương tủy sống liệt 2 chi dưới.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *