Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày không chỉ phải chống chọi lại với bệnh tật mà còn kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm. Lúc này, người bệnh rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đúng cách của những người thân xung quanh.
Bạn đang đọc: Chăm sóc người bệnh nằm liệt giường như thế nào?
Nằm liệt giường lâu sẽ khiến cho người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như cứng khớp, loét tì đè, loãng xương,… Để biết rõ hơn về các biến chứng do nằm liệt giường và cách chăm sóc người bệnh đúng cách, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Biến chứng do nằm liệt giường
Loét do tì đè
Một trong số những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh nằm liệt giường là loét do tì đè. Loét do tì đè thường xảy ra ở những điểm tì của người bệnh như vùng xương gót chân, vùng xương cụt, vùng ụ ngồi,… do thiếu các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng. Đây là một trong những biến chứng nặng nhất mà người bệnh phải đối mặt.
Vùng da tiếp xúc với mặt giường lâu của người bệnh sẽ có cảm giác đau ít hoặc không đau. Sau vài ngày, vùng da này sẽ dần đỏ lên và giống như một vết bỏng, xung quanh xuất hiện những mụn nước hoặc rộp da. Nếu không chăm sóc đúng cách, các nốt này rất dễ bị vỡ và hoại tử.
Cứng khớp
Cứng khớp thường xảy ra ở bệnh nhân bị chấn thương các khớp, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bó bột hoặc liệt chi do bị tổn thương thần kinh.
Cơ thể người bệnh nằm liệt giường sẽ khiến các tổ chức phần mềm xung quanh khớp bị co cứng do khớp bất động lâu ngày. Dần dần, sụn khớp bị thoái hóa và trở nên mỏng hơn khiến cho khe khớp hẹp lại, các dải tơ dính hai mặt khớp bắt đầu xuất hiện làm mất chức năng khớp.
Loãng xương
Đây là biến chứng bệnh diễn tiến một cách thầm lặng và không gây ra bất cứ triệu chứng rõ ràng nào. Ở thời gian đầu, có thể người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc chỉ cảm thấy hơi mỏi, đau nhức ở đầu xương hay dọc các chi nhưng không đáng kể.
Lâu dần, bệnh loãng xương sẽ đi kèm cùng với bệnh thoái hóa khớp. Loãng xương sẽ khiến cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên nặng hơn và ngược lại, bệnh thoái hóa khớp cũng sẽ khiến loãng xương trở nặng.
Viêm, sỏi đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu thường gặp ở bệnh nhân bị liệt cứng lâu ngày. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm bể thận, suy thận và nhiễm trùng huyết.
Cách chăm sóc người bệnh nằm liệt giường
Đối với người bệnh nằm liệt giường, giữ vệ sinh đúng cách là việc quan trọng nhất bởi lúc này người bệnh gặp khó khăn hoặc thậm chí đã mất đi khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Trong khi đó, giữ vệ sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng loét tì đè. Hãy đảm bảo vùng da của người bệnh luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Thực hiện xoa bóp hàng ngày cho bệnh nhân từ 3 – 4 lần, đặc biệt chú ý vào những vùng da dễ bị lở loét. Nếu không may vùng da bị phồng, hãy cố gắng giữ cho các nốt phồng không bị vỡ, nhiễm trùng. Sau khoảng 30 phút hãy thay đổi tư thế nằm cho người bệnh.
Có thể tham khảo sử dụng cho người bệnh nằm liệt giường các loại giường, đệm phù hợp. Một số các loại đệm hơi chống loét được tích hợp cả chức năng như massage sẽ giúp người bệnh thư giãn, thoải mái và giảm tình trạng loét tì đè.
Vào mùa hè, nên thực hiện tắm cho người bệnh nằm liệt giường hàng ngày, có thể giảm xuống tắm 2 – 3 lần/tuần nếu vào mùa đông. Người chăm sóc cũng có thể sử dụng khăn ấm để lau người cho bệnh nhân hoặc các loại dung dịch vệ sinh thân thể dạng xịt khô. Thường xuyên thay bỉm, tã lót cho người bệnh để tạo cảm giác dễ chịu. Vệ sinh răng miệng cho người bệnh nên được thực hiện hàng ngày và thật kỹ càng bằng các loại nước súc miệng, nước muối sinh lý.
Ngoài việc vệ sinh, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bệnh nằm liệt giường. Chế độ dinh dưỡng cân bằng với các chất đạm, vitamin cùng khoáng chất sẽ giúp giảm nguy cơ lở loét và tăng cường sức khỏe cho người bệnh đồng thời giúp tăng khả năng hồi phục bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thiếu máu nhược sắc nên ăn gì?
Quan tâm đến thể chất và tinh thần người bệnh
Người chăm sóc cần chú ý đến vận động cho người bệnh để phòng ngừa tình trạng cứng khớp. Hãy tập cho người bệnh một số động tác vận động nhẹ nhàng, đơn giản như vận động các ngón tay, vận động tay, chân,… giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, hãy luôn động viên và cổ vũ tinh thần cho người bệnh. Bởi, người bệnh nằm liệt giường lâu ngày rất dễ nảy sinh tâm lý bi quan, buồn bã thậm chí là trầm cảm, muốn rời bỏ cuộc sống. Do đó, hãy luôn quan tâm đến tinh thần, tư tưởng của người bệnh, giúp họ thoải mái, lạc quan và có tinh thần yêu đời. Tâm trạng tốt sẽ giúp họ có thể nhanh hồi phục bệnh.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm khớp cổ tay hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý gì?
Nhìn chung, chăm sóc người bệnh nằm liệt giường không phải là một điều dễ dàng. Người chăm sóc cần kiên trì, chu đáo, tránh để bị mất tinh thần ở người bệnh và cả người chăm sóc. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho người bệnh nằm liệt giường bảo vệ được sức khỏe và có thể nhanh chóng phục hồi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc chăm sóc bệnh nhân nằm liệt giường, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và cho lời khuyên một cách chi tiết.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm