Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Cơ tim là một loại cơ chuyên biệt hình thành nên trái tim. Mô cơ này với khả năng co bóp không ngừng nghỉ giúp bơm máu đi khắp cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim.

Bạn đang đọc: Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Cơ tim là bộ phận đảm nhiệm vai trò quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với tim. Các cơ này có khả năng co lại và mở rộng để phản ứng với các xung điện phát ra từ hệ thần kinh. Từ đó, giúp kiểm soát nhịp tim và tốc độ bơm máu trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và chức năng của cơ tim, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Cơ tim là gì?

Cơ tim là một trong ba loại cơ chính của cơ thể và chỉ tồn tại ở trong tim. Là lớp dày nhất nằm giữa lớp nội tâm mạc và lớp biểu mô bên ngoài tim, tạo nên một lớp màng ngoài bao quanh và bảo vệ tim. Các tế bào cơ tim sẽ kết hợp với nhau bằng đĩa xen kẽ, được bao bọc bởi các sợi collagen và một số chất khác nhau, từ đó tạo thành một ma trận ngoại bào.

Cơ tim được cấu tạo từ các tế bào cơ chuyên biệt gọi là tế bào cơ tim. Một trong những điểm nổi bật chỉ xuất hiện ở những tế bào cơ tim đó là các vạch bậc thang với sự liên kết của các đầu sợi cơ với nhau tạo nên một lớp lưới sợi cơ, tạo điều kiện cho các tế bào giao tiếp nhanh với nhau. Chính bởi những đặc điểm này mà cơ tim hoạt động như một hợp bào với sự co bóp một cách đồng bộ.

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Cơ tim đảm nhiệm vai trò quan trọng, quyết định đến hoạt động của tim cũng như sự sống của chúng ta

Cấu tạo của cơ tim

Cơ tim là tổ chức cơ đặc biệt chỉ có ở tim với những đặc điểm cấu tạo như sau:

  • Vạch bậc thang: Là những liên kết nhỏ để nối các đầu tế bào cơ tim với nhau.
  • Liên kết khe: Đây là các mối nối khoảng cách và là một phần của vạch bậc thang. Khi có một kích thích, tế bào cơ tim sẽ co lại và sẽ truyền tiếp tín hiệu cho tế bào tiếp theo thông qua liên kết khe nối.
  • Thể liên kết: Tương tự như các liên kết khe, thể liên kết cũng giúp liên kết các sợi cơ tim lại với nhau trong quá trình co bóp. Thể liên kết được tìm thấy trong các đĩa xen kẽ.
  • Nhân tế bào: Đây cũng chính là trung tâm điều khiển của một tế bào, mang tất cả vật liệu di truyền của tế bào. Thông thường, mỗi tế bào cơ tim chỉ mang một nhân, đôi khi cũng có tế bào có hai nhân.

Đặc điểm sinh lý của cơ tim

Tế bào cơ tim mang đặc tính trung gian của những tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn đó là mang các tế bào nhỏ, có vân chia nhánh và chỉ có một nhân. Tuy nhiên, điểm đặc trưng riêng của tế bào cơ tim đó là có nhiều cầu nối liên kết các tế bào lại với nhau, các màng tế bào hoà với nhau thành một thể vững chắc.

Các sợi cơ tim có tính chất hợp bào, hoạt động thành một khối thống nhất đáp ứng với những kích thích và lan truyền điện thế nhanh chóng thông qua các cầu nối. Sự lan truyền hiệu điện thế từ tâm nhĩ đến tâm thất được dẫn truyền thông qua cầu nối đặc biệt, được gọi là bộ nối nhĩ – thất.

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Các tế bào cơ tim liên kết với nhau thông qua các cầu nối tạo thành một thể thống nhất

Sợi cơ tim mang nhiều ti lạp thể và mạch máu để đáp ứng với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Các tế bào cơ tim được cấu tạo chủ yếu từ các tơ cơ (myofibril), sợi dày (myosin), sợi mỏng (troponin, tropomyosin, actin) và các sợi co rút. Quan sát dưới kính hiển vi, tế bào cơ tim sẽ xuất hiện các vân hoặc sọc được tạo thành từ các sợi xen kẽ bao gồm các protein actin và myosin. Một sợi myosin sẽ liên kết với hai sợi actin ở hai đầu.

Khi các tế bào cơ tim bị kích thích để co lại thì các sợi myosin sẽ kéo các sợi actin về một hướng làm cho tế bào bị co lại. Năng lượng được tạo ra từ ti thể sẽ được sử dụng cho hoạt động co bóp này. Thông qua những liên kết bền vững tạo thành một khối thống nhất, nhờ đó tim có thể tự động co rút để đẩy máu đi khắp các vị trí của cơ thể mà không chịu sự chi phối của não bộ.

Chức năng của cơ tim

Chức năng chính của cơ tim đó là hỗ trợ hoạt động co bóp và giãn mở của thành tim một cách thống nhất để tiếp nhận cũng như bơm máu vào trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể.

Các cơ này sẽ phản ứng với những xung điện đến từ hệ thần kinh, kết hợp với các tế bào chuyên biệt tạo nhịp tim để tạo nhịp, kiểm soát nhịp tim và xác định tốc độ bơm máu của tim. Khác với các cơ vân (cơ xương) hay cơ trơn, hoạt động của cơ tim hoàn toàn tự động, tức là chúng ta không thể tự kiểm soát hoạt động của chúng.

Hoạt động của cơ tim

Cơ tim đảm bảo máu được bơm liên tục trong hệ tuần hoàn thông qua hoạt động co bóp. Điều này được thực hiện bởi các tế bào tạo nhịp tim chuyên biệt. Trung bình, tim co bóp khoảng từ 60 – 100 lần mỗi phút, và nó hoạt động như vậy trong suốt một đời người.

Tìm hiểu thêm: Tới tháng ăn kem được không? Những điều cần biết về chế độ ăn uống khi “đèn đỏ”

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim
Nhịp tim trung bình là khoảng 60 – 100 nhịp/phút

Các tế bào tạo nhịp sẽ được kết nối với các tế bào cơ tim khác để tín hiệu được truyền đi liên tục, đảm bảo làn sóng co bóp của cơ tim được diễn ra xuyên suốt. Hệ thống thần kinh tự chủ sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào điều hoà nhịp tim để điều hoà tốc độ nhanh hay chậm của nhịp tim.

Sở dĩ cơ tim có thể hoạt động liên tục suốt đời mà không thấy mệt là bởi cấu trúc đặc biệt của nó. Cơ tim được cung cấp năng lượng nhiều hơn so với các loại cơ khác và bào quan đảm nhiệm vai trò chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào đó là ti thể. Đối với các tế bào cơ vân ti thể chỉ chiếm khoảng 1 – 2%, trong khi lượng ti thể trong tế bào cơ tim cao gấp nhiều lần khoảng 30 – 35%.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ tim

Mặc dù cơ tim có thể hoạt động bền bỉ, không ngừng nghỉ nhưng nó cũng không phải là một động cơ vĩnh viễn, nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh về cơ tim hay suy tim;
  • Béo phì;
  • Tăng huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Sử dụng nhiều chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…
  • Sử dụng một số loại thuốc độc đối với cơ tim;
  • Đã từng mắc các cơn đau tim hay nhiễm trùng tim.

Trong trường hợp đau tim nguyên nhân do động mạch bị tắc nghẽn có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu cho một số vùng của tim. Nếu để lâu, các mô của cơ tim ở những vị trí thiếu máu này sẽ bắt đầu chết dần. Đôi khi, sự chết của các mô cơ tim cũng có thể xuất hiện khi nhu cầu oxy của cơ tim vượt quá khả năng cung cấp của cơ thể. Lúc này, tim sẽ giải phóng các protein tim như troponin vào máu, đây cũng là dấu hiệu đặc trưng cho thấy tim đang có vấn đề.

Ngoài ra, một số trường hợp mặc dù gặp vấn đề ở cơ tim nhưng lại không xuất hiện triệu chứng nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị khó thở đặc biệt những lúc vận động mạnh như tập thể dục, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, sưng mắt cá chân, bàn chân, chân hay bụng, tĩnh mạch cổ,…

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

Khi tim giải phóng troponin vào máu có thể là chỉ dấu cho thấy vấn đề trên tim cần được điều trị nhanh chóng

Một số bệnh lý cơ tim thường gặp

Các bệnh lý về cơ tim gây ảnh hưởng đến mô cơ tim, làm cho hoạt động bơm máu của tim diễn ra không thuận lợi, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và cơ quan khác. Một số bệnh lý cơ tim thường gặp:

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng di truyền trong đó cơ tim mở rộng và dày lên một cách bất thường không rõ nguyên nhân. Bất thường này thường được tìm thấy ở các buồng dưới của tim hay còn gọi là tâm thất. Tình trạng này làm gián đoạn dòng chảy của máu ra khỏi tâm thất, có thể gây loạn nhịp hay thậm chí là suy tim sung huyết.

Bệnh cơ tim giãn nở

Bệnh cơ tim giãn nở còn gọi là giãn cơ tim, làm cho mô cơ tim của tâm thất bị căng ra và buồng tim giãn lớn khiến tim co bóp yếu hơn và việc bơm máu cũng trở nên khó khăn hơn.

Bệnh cơ tim hạn chế

Đây là tình trạng tâm thất trở nên cứng và gây khó khăn trong việc giãn nở khiến nó không nhận đủ máu và cũng không đủ máu để đưa đến các cơ quan của cơ thể.

Loạn sản tâm thất phải gây loạn nhịp tim

Đây là tình trạng bệnh lý hiếm gặp khi các mô cơ tim của tâm thất phải bị thay thế bởi các tế bào mô mỡ hay những mô giàu chất xơ, dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

Transthyretin amyloid bệnh cơ tim

Bệnh lý hình thành khi các protein amyloid tập hợp lại và lắng đọng trong tâm thất trái. Việc lắng đọng amyloid làm cho thành của tâm thất cứng lại và hạn chế khả năng giãn nở của tâm thất trái. Điều này khiến cho nó không thể thu nhận đầy máu và cũng làm giảm khả năng bơm máu ra khỏi tim.

Hẹp động mạch vành

Động mạch vành là động mạch cung cấp máu để nuôi dưỡng cơ tim và toàn bộ trái tim. Khi bị hẹp một hay nhiều nhánh động mạch vành khiến cho lượng máu đến nuôi tim bị hạn chế.

Trong trường hợp nghỉ ngơi hay không hoạt động gắng sức có thể lượng máu vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của tim. Tuy nhiên trong trường hợp cơ tim cần một lượng máu lớn, nhu cầu oxy cao, tăng nhịp tim như chạy bộ, leo cầu thang,… thì lượng máu đến tim không đủ, lúc này người bệnh sẽ biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực.

Cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim

>>>>>Xem thêm: Chứng bàng quang thấp nhiệt là gì?

Nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ tim, hãy thăm khám định kỳ để chắc chắn rằng cơ tim bạn vẫn đang hoạt động bình thường

Để cơ tim được khỏe mạnh, tăng tuổi thọ của tim, mỗi người chúng ta cần rèn luyện thể thao thường xuyên. Một số bộ môn không chỉ hỗ trợ tăng sức khoẻ của cơ tim mà còn giúp nâng cao sức đề kháng, phòng tránh nhiều bệnh tật như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, khiêu vũ, tập gym…

Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi cần có cường độ luyện tập riêng phù hợp. Đối với trẻ từ 6 – 17 tuổi nên vận động khoảng 60 phút mỗi ngày, còn đối với người trên 18 tuổi nên luyện tập khoảng 150 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ cao. Bên cạnh việc rèn luyện thể thao, chúng ta cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dưỡng chất, đúng giờ.

Thông qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và hoạt động của cơ tim. Mô cơ tim là một tổ chức đặc biệt, chỉ tồn tại trong cơ tim, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự sống của toàn bộ cơ thể. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, quý bạn đọc sẽ có những biện pháp và kế hoạch chăm sóc sức khỏe cũng như cơ tim phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *