Thận yếu là căn bệnh nguy hiểm, có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Cùng tìm hiểu cách chữa thận yếu ở phụ nữ nhé!
Bạn đang đọc: Cần lưu ý gì khi áp dụng cách chữa thận yếu ở phụ nữ tại nhà?
Bệnh thận yếu lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, bạn cần phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, áp dụng các cách chữa thận yếu ở phụ nữ để điều trị bệnh hiệu quả. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh chủ đề này nhé!
Triệu chứng của bệnh thận yếu
Thận là cơ quan vô cùng quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Khi tuổi tác tăng lên, chức năng của thận cũng bắt đầu suy giảm. Thận khí giảm sút gây ra nhiều triệu chứng bất thường ở nữ giới như:
- Thường xuyên cảm thấy đau lưng dưới, mỏi các khớp tay, mỏi gối;
- Tê bì, đau nhức chân tay;
- Tiểu tiện nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm;
- Suy giảm thính lực, ù tai, hoa mắt;
- Tóc bạc, rụng tóc nhiều;
- Suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục;
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
- Mệt mỏi, kiệt sức;
- Tâm trạng thay đổi liên tục, dễ cảm thấy nóng nực, bốc hỏa.
Cách hỗ trợ thận yếu ở phụ nữ
Bên cạnh việc chữa bệnh thận yếu bằng thuốc Tây y, nhiều chị em cũng bắt đầu tìm tới các bài thuốc Đông y vừa lành tính, vừa hiệu quả. Dưới đây là một số cách hỗ trợ thận yếu ở phụ nữ có tác dụng khá cao mà bạn không thể bỏ qua:
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là loại quả vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại thực phẩm có tính hàn, có khả năng cải thiện sức khỏe gan, thận, cũng như thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ăn đu đủ xanh hấp hàng ngày cũng là một cách hỗ trợ thận yếu ở phụ nữ được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chọn mua một quả đu đủ xanh bánh tẻ nặng khoảng 0.5kg.
- Bước 2: Rửa sạch, gọt vỏ, loại bỏ hạt để đu đủ tiết ra hết nhựa xanh, giúp làm giảm vị đắng, chát.
- Bước 3: Hấp cách thủy cùng với một chút muối cho đến khi chín mềm.
- Bước 4: Bạn uống phần nước hấp ngay khi còn nóng.
Hạt hướng dương và khiếm thực
Từ lâu, hạt hướng dương và khiếm thực đã được biết đến là hai vị thuốc ích tỳ bổ thận. Trong đó, khiếm thực chính là một thành phần được thu hoạch từ củ của cây hoa súng. Nó hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Giã nát 50g hạt hướng dương và trộn đều cùng 20g khiếm thực.
- Bước 2: Nấu chín hỗn hợp cùng với một lượng nước vừa đủ.
- Bước 3: Nêm nếm gia vị vừa ăn như một món canh.
- Bước 4: Bạn sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, liên tục trong 2 – 3 ngày.
Tìm hiểu thêm: Người cắt lá lách sống được bao lâu? Khi nào cần cắt lá lách?
Râu ngô và kim tiền thảo
Nhắc đến râu ngô và kim tiền thảo, không thể không nhớ đến công dụng thanh nhiệt giải độc. Uống nước râu ngô và kim tiền thảo thường xuyên chính là cách hiệu quả để hỗ trợ tán sỏi thận và sỏi bàng quang. Công thức là:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị 30g lá kim tiền thảo và 30g râu ngô tươi.
- Bước 2: Rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 3: Đun sôi với nước và thưởng thức hàng ngày thay nước lọc.
Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 40g kim tiền thảo/ngày. Đồng thời, hạn chế uống vào buổi tối và dùng tối đa 10 ngày rồi nghỉ một thời gian.
Rau ngổ
Rau ngổ không chỉ là một loại gia vị trong căn bếp của mỗi gia đình, mà còn là một loại dược liệu có giá trị cao. Theo Đông y, rau ngổ có vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc nên có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.
Bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
- Cách 1: Luộc chín, xào hoặc nấu canh rau ngổ.
- Cách 2: Giã nát rau ngổ rồi chắt lấy nước để uống.
Bạn chú ý rửa sạch rau ngổ để tránh nhiễm sán và vi khuẩn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng được khuyến nghị không nên sử dụng rau ngổ để tránh nguy cơ sảy thai.
Trứng gà và sinh địa hoàng
Sinh địa hoàng là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ thận, bổ máu, mát huyết. Cách thực hiện:
- Bước 1: Sắc 30g củ sinh địa hoàng cùng với 3 bát nước, đun sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Chắt nước vào bát, nêm nếm gia vị và thêm vào 1 quả trứng gà ta.
- Bước 3: Đem hấp cách thủy trong 15 phút.
- Bước 4: Ăn ngay khi còn nóng, mỗi tuần sử dụng từ 1 – 3 lần.
Cần lưu ý gì khi áp dụng cách chữa thận yếu ở phụ nữ tại nhà?
Các cách chữa thận yếu ở phụ nữ kể trên đều được đánh giá là rất lành tính, hiệu quả. Tuy nhiên, để thuốc phát huy được tối đa tác dụng, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau nhé:
- Thăm hỏi ý kiến bác sĩ để phối hợp linh hoạt với quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây y. Không tự ý bỏ thuốc hoặc bỏ điều trị để áp dụng các cách chữa thận yếu ở phụ nữ tại nhà.
- Kiên trì áp dụng đủ liệu trình vì các vị thuốc từ thiên nhiên thường cho tác dụng trong thời gian tương đối dài. Tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực y học cổ truyền để được hướng dẫn liều lượng phù hợp.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và muối.
- Tránh xa chất kích thích, cà phê và đồ uống có cồn như: Rượu, bia,…
- Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
>>>>>Xem thêm: Tia uv và ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đã có thêm những biện pháp hỗ trợ cho sức khỏe thận tại nhà, cũng như những lưu ý cần biết khi áp dụng cách chữa thận yếu ở phụ nữ đơn giản, hiệu quả. Lưu ý rằng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào, kể cả việc dùng dược liệu thiên nhiên.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm