Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc

Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc

Biết cách phân biệt nấm ăn được với nấm độc là cách phòng ngừa ngộ độc nấm độc hiệu quả nhất. Ngoài ra, nhân viên y tế cũng cần biết chẩn đoán, điều trị ngộ độc nấm độc ban đầu để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng dẫn đến tử vong.

Bạn đang đọc: Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc

Các loại nấm chúng ta thường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày bao gồm nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm,… Trong số khoảng 10.000 loài nấm trên thế giới, hiện nay ước tính có khoảng 50 đến 100 loài có độc. Nấm độc phần lớn được xác định theo kinh nghiệm. Trong hầu hết các trường hợp, việc xác định nấm có độc khá khó nếu không có kinh nghiệm. Nếu không may ăn trúng nấm độc bạn đã biết cách điều trị ngộ độc nấm độc chưa?

Hội chứng ngộ độc nấm

Trong gần 80% trường hợp, không thể xác định được loại nấm được tiêu thụ. Vì vậy, bác sĩ phải dựa vào các dấu hiệu để chẩn đoán và điều trị lâm sàng.

Có 12 nhóm độc tố nấm được tìm thấy ở nhiều loại nấm khác nhau, biểu hiện dưới dạng 14 hội chứng lâm sàng. Nấm chỉ gây ngộ độc cấp tính khởi phát (dưới 6 giờ sau khi ăn) và ít nguy hiểm đến tính mạng. Đối với nhóm nấm gây triệu chứng muộn (trên 6 giờ sau khi ăn) có độc tính nguy hiểm và có khả năng gây tử vong.

Nhóm nấm độc có triệu chứng cấp tính

Nhóm nấm độc có triệu chứng cấp tính xuất hiện dưới 6 giờ sau ăn, ít nguy hiểm.

  • Viêm dạ dày cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 1 đến 3 giờ, gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
  • Ảo giác: Xuất hiện trong vòng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn do nấm có chứa psilocybin và psilocin gây hoang tưởng, nhịp tim nhanh nhẹ và chóng mặt.
  • Kích thích và ức chế hệ thần kinh trung ương: Gây ra bởi muscimol và axit ibotenic tập trung ở mũ nấm. Muscimol là thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương và axit ibotenic có tác dụng kích thích. Các dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện trong vòng 30 phút đến 3 giờ sau khi ăn, bao gồm hôn mê, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn hành vi, co giật, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Ngộ độc cholinergic: Do ăn phải độc tố muscarine có trong nhiều loài nấm gây nhịp tim chậm, đổ mồ hôi, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, co đồng tử, co thắt phế quản và tiểu không tự chủ. Không giống như các ngộ độc cholinergic khác như ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc muscarine nói chung không nguy hiểm đến tính mạng và thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trừ khi ăn phải một lượng lớn nấm.
  • Phản ứng giống disulfiram: Ăn nấm có chứa coprine, sau đó uống rượu ethanol sẽ gây ra phản ứng giống như disulfiram. Coprin bền nhiệt nên luộc hoặc nấu nấm không ngăn ngừa được độc tính. Các triệu chứng lâm sàng thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêu thụ ethanol, bao gồm đau đầu, khó thở, nôn, nhịp tim nhanh, đau ngực, triệu chứng hiếm gặp là rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, hôn mê. Các dấu hiệu trên có tính chất tự giới hạn và thường biến mất sau 3 đến 6 giờ và hiếm khi kéo dài đến 24 giờ.
  • Tiêu cơ vân cấp tính: Một số loài nấm thuộc họ Russula có thể gây tiêu cơ vân cấp tính trong vòng vài giờ sau khi ăn.

Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc

Tuỳ thuộc loại nấm độc mà gây triệu chứng khác nhau

Nhóm nấm độc có triệu chứng khởi phát muộn

Nhóm nấm độc có triệu chứng khởi phát sau 6 giờ ăn, nguy hiểm nhiều hơn.

  • Viêm dạ dày cấp tính và suy thận muộn: Các loại nấm có chứa allen norleucine có thể gây suy thận cấp. Allenic norleucine là chất độc bền nhiệt nghĩa là nấu chín không ngăn được độc tính gây hoại tử ống thận. Các loại nấm này còn gây viêm dạ dày thường xuất hiện trong vòng 2 đến 6 (tối đa 12) giờ sau khi ăn, còn độc tính trên thận thường xuất hiện trong vòng 12 đến 24 giờ. Biểu hiện đầu tiên của bệnh suy thận là lượng nước tiểu giảm, thường xuất hiện từ 3 đến 6 ngày sau khi ăn.
  • Viêm dạ dày ruột và nhiễm độc gan muộn: Nôn mửa và tiêu chảy xuất hiện khoảng 6 đến 12 giờ sau khi ăn nấm, sau đó là tình trạng nhiễm độc gan tiến triển, đặc trưng của nấm chứa amatoxin. Khoảng 2 ngày sau, suy gan tiến triển xảy ra, gây rối loạn đông máu, nhiễm toan, bệnh não gan, xuất huyết, suy thận và tử vong trong vòng 4 đến 7 ngày.
  • Suy thận khởi phát muộn: Các độc tố orellanin, orellinin, cortinarin A và cortinarin B có liên quan đến suy thận cấp xảy ra từ 3 đến 20 ngày sau khi ăn nấm. Các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu và thường bao gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau cơ và chóng mặt xảy ra trong vòng 4 ngày sau khi ăn nấm. Viêm thận kẽ sau đó dẫn đến suy thận biểu hiện bằng đau lưng dưới, thiểu niệu hoặc đa niệu, tiểu mủ, tiểu máu hoặc protein niệu.
  • Tiêu cơ vân chậm: Nấm tricholoma equestre có thể gây tiêu cơ vân khi ăn phải với số lượng lớn, xảy ra từ 24 đến 72 giờ sau khi ăn, gây mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ và yếu cơ.

Tìm hiểu thêm: Kem chống nắng dạng sáp có tốt không? Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng dạng sáp

Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc
Khi có triệu chứng ngộ độc nấm nên cố gắng nôn ra ngoài

Cách xử lý ngay khi bị ngộ độc nấm

Khi phát hiện người có triệu chứng ngộ độc nấm, bạn nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, trong lúc đó có thể:

  • Gây nôn: Nếu phát hiện người bệnh đã ăn nấm độc nhưng vẫn tỉnh táo và không nôn nhiều thì nên cho người bệnh uống nhiều nước và cố gắng nôn để thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước, có thể dùng oresol để bổ sung chất điện giải.
  • Than hoạt tính: Cho bệnh nhân dùng than hoạt với liều 1 g/kg thể trọng.
  • Tuyệt đối không cho người bệnh dùng các loại thuốc có chứa cồn, vì khiến chất độc hấp thu nhanh vào tăng độc tố.
  • Nếu vẫn còn mẫu nấm hoặc thực phẩm từ nấm độc thì mang theo đến bệnh viện để bác sĩ xác định loại nấm. Mỗi chủng nấm độc hàm lượng độc tố khác nhau và cách điều khác nhau.
  • Nếu bệnh nhân hôn mê hoặc co giật: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên.
  • Nếu bệnh nhân có vấn đề về hô hấp như thở nông hoặc ngừng thở: Thực hiện hô hấp nhân tạo tại chỗ.
  • Trường hợp ngộ độc nấm có triệu chứng muộn cần đưa người bệnh đến bệnh viện sớm. Người bệnh không nên tự ý rời bệnh viện, ngay cả khi các triệu chứng ngộ độc đã biến mất, để bác sĩ tiếp tục theo dõi, kiểm tra sức khỏe, tránh nguy cơ biến chứng.

Những bệnh nhân sau đây cần nhập viện càng sớm càng tốt:

  • Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng muộn 6 giờ sau khi ăn nấm.
  • Những bệnh nhân có các triệu chứng ban đầu dưới 3 giờ sau khi ăn nấm và vẫn có triệu chứng sau 6 giờ mặc dù được chăm sóc hỗ trợ hoặc ăn nhiều loại nấm cùng một lúc.
  • Bệnh nhân có triệu chứng tiêu cơ vân, nhiễm độc gan hoặc suy thận.
  • Các bệnh nhân hiện không có triệu chứng nhưng nghi ngờ đã ăn phải nấm độc.

Cách xử lý nhanh và điều trị ngộ độc nấm độc

>>>>>Xem thêm: Một số mẹo xì hơi sau mổ ruột thừa hiệu quả

Điều trị ngộ độc nấm độc càng sớm càng tốt tránh nguy hiểm đến tính mạng

Cách điều trị ngộ độc nấm độc

Trong trường hợp không xác định được rõ loại nấm nào thì tất cả các trường hợp ngộ độc nấm đều nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Một khi bác sĩ chẩn đoán được độc tính của nấm thì điều trị ngộ độc nấm độc sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hồi sức truyền dịch sớm rất quan trọng đối với hội chứng nhiễm độc gan và thận.

Nạn nhân có thể được rửa dạ dày sau khi ăn nấm độc. Sau 1 giờ sau khi ăn nấm độc, không nên rửa dạ dày. Việc sử dụng than hoạt tính sẽ có vai trò hạn chế sự hấp thụ chất độc vào cơ thể và được bác sĩ kê toa cho bất kể thời điểm nhập viện. Nếu nghi ngờ ngộ độc amatoxin, người bệnh nên sử dụng than hoạt tính nhiều lần (2-3 giờ/24-48 giờ) để làm gián đoạn quá trình tuần hoàn của chất độc. Nhìn chung, trẻ em và người già dễ bị giảm thể tích nội mạch và ngộ độc nấm nặng hơn người lớn khỏe mạnh.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc benzodiazepin cho bệnh nhân khi họ có dấu hiệu ngộ độc ảnh hưởng đến dây thần kinh và atropine có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng muscarinic nghiêm trọng ví dụ như thở khò khè, nhịp tim chậm.

Methemoglobin huyết do gyromitrin: Điều trị bằng xanh methylene (1 đến 2 mg/kg truyền chậm trong 5 phút) nếu nồng độ methemoglobin lớn hơn 20% hoặc gây ra các triệu chứng.

Phản ứng với disulfiram: Một số bác sĩ sẽ tiêm fomepizole (15mg/kg) cho người bệnh nhân có phản ứng với disulfiram nghiêm trọng (nôn nhiều, dai dẳng, đau ngực hoặc sốc) cùng với ethanol huyết thanh sau khi ăn nấm có chứa coprine.

Cho đến nay, chưa có xét nghiệm nào để xác định nấm có ăn được hay không nên tuyệt đối không ăn nấm trừ khi bạn biết chính xác loại nấm và mức độ an toàn của nấm. Nấm phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc xuất xứ trước khi sử dụng. Thành phần hóa học của chất độc tìm thấy trong nấm rất khác nhau nên mức độ nguy hiểm và cách điều trị ngộ độc nấm độc khác nhau. Nếu nghi ngờ mình hoặc những người xung quanh bị ngộ độc nấm nên đưa đến bệnh càng sớm càng tốt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *