Ợ nóng, trào ngược axit hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đều là những tình trạng bệnh phổ biến có liên quan đến hệ tiêu hóa mà nhiều người mắc phải. Vấn đề là việc phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và GERD không dễ dàng vì những triệu chứng khó chịu chúng gây ra cho người bệnh là khá giống nhau.
Bạn đang đọc: Cách phân biệt ợ nóng, trào ngược axit và GERD
Hệ tiêu hóa giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Bất cứ tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa nào diễn ra cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể. Nếu bạn đang mắc phải các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit,… bạn cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe về sau.
Ợ nóng, trào ngược axit và GERD là gì?
Ợ nóng, trào ngược axit và GERD đều gây ra những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa cho người mắc phải căn bệnh này. Việc hiểu ợ nóng, trào ngược axit và GERD là gì sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc khắc phục các triệu chứng.
Ợ nóng
Ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, xảy ra khi dịch vị dạ dày có tính axit cao chảy vào thực quản, gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát lan từ bụng đến ngực và cổ họng.
Trào ngược axit
Quá trình của thức ăn từ hầu họng đến dạ dày diễn ra suôn sẻ nhờ sự co bóp của cơ thắt thực quản. Tuy nhiên, khi cơ thắt thực quản yếu đi hoặc lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện cho thức ăn và dịch dạ dày chứa axit chảy ngược trở lại, gây ra tình trạng trào ngược axit. Trào ngược axit sẽ khiến bạn rất khó chịu, về lâu dài còn gặp phải nhiều biến chứng tiềm ẩn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Khi trào ngược axit trở thành mãn tính sẽ phát triển thành một tình trạng nghiêm trọng hơn – đó là GERD, hay trào ngược dạ dày thực quản. Nói một cách dễ hiểu thì GERD bao gồm cả chứng ợ nóng và trào ngược axit.
Nếu không được điều trị, GERD có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Loét thực quản gây đau và chảy máu;
- Ống thực quản bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc nuốt thức ăn;
- Viêm phổi và viêm thanh quản xuất hiện thường xuyên;
- Trong những trường hợp nghiêm trọng còn có thể phát triển thành ung thư.
Sự khác nhau giữa ợ nóng, trào ngược axit và GERD
Ợ nóng, trào ngược axit và GERD tuy có triệu chứng tương tự nhau nhưng bản thân mỗi vấn đề tiêu hóa này đều có đặc điểm riêng. Một khi bạn hiểu được sự khác nhau của chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc xác định và giải quyết các tình trạng này một cách hiệu quả.
Triệu chứng ợ nóng
- Xảy ra sau bữa ăn chính, thường là sau bữa tối;
- Cơn đau lan từ ngực xuống cổ họng rồi lan xuống miệng và hàm;
- Buồn nôn, nôn và giảm vị giác có thể đi kèm với chứng ợ nóng;
- Cơn đau tăng lên sau khi nằm hoặc ngồi.
Triệu chứng trào ngược axit
Ợ nóng là triệu chứng chính của trào ngược axit nhưng không phải tất cả các trường hợp ợ nóng đều liên quan đến trào ngược axit.
Các triệu chứng khác bao gồm hôi miệng, đau khi nuốt, khó thở và từng cơn buồn nôn hoặc nôn.
Các triệu chứng của GERD (Bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
Trào ngược axit mãn tính trong thời gian dài có thể dẫn đến GERD.
Các triệu chứng trào ngược axit thường xuyên, kéo dài vài tuần có thể cho thấy sự phát triển của GERD.
Chứng ợ nóng, trào ngược axit và GERD hình thành như thế nào?
Khi cơ vòng thực quản – vốn giữ nhiệm vụ làm rào cản quan trọng giữa dạ dày và thực quản, trở nên lỏng lẻo sẽ “mở cửa” cho axit dạ dày trào ngược vào lớp niêm mạc thực quản nhạy cảm.
Không giống như dạ dày, thực quản không được trang bị cần thiết để xử lý lượng axit cao, dẫn đến cảm giác nóng rát và đau là đặc trưng của chứng ợ chua, trào ngược axit và GERD. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến ợ nóng, trào ngược axit và GERD xuất hiện:
Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt các độc chất của nấm rừng và cách xử lý
Căng thẳng, trầm cảm, béo phì và mang thai
Những tình trạng này có thể góp phần làm lỏng lẻo cơ vòng thực quản, khiến mọi người dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn.
Hút thuốc và hút thuốc thụ động
Việc sử dụng thuốc lá, dù là trực tiếp hay gián tiếp,đều có khả năng góp phần làm giãn cơ vòng thực quản, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào lên.
Thói quen sống không lành mạnh
Ăn vặt vào đêm khuya hoặc ăn sát giờ đi ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho chứng trào ngược axit.
Thuốc
Một số loại thuốc, bao gồm thuốc hen suyễn, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thuốc an thần, có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản, làm tăng nguy cơ khó chịu về tiêu hóa.
Hiểu được những yếu tố kích hoạt này sẽ giúp bạn có cách tiếp cận chủ động đối với sức khỏe tiêu hóa. Chỉ khi giải quyết những nguyên nhân gốc rễ này, bạn mới có thể giảm đáng kể khả năng phát triển hoặc làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, trào ngược axit và GERD.
Làm gì khi bị ợ nóng, trào ngược axit và GERD?
Có nhiều phương pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit và GERD. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây để có thể sớm lấy lại sự thoải mái cũng như khôi phục lại sức khỏe hệ tiêu hóa.
Các biện pháp hỗ trợ
Chứng ợ nóng thường có thể được xử lý tại nhà bằng các biện pháp hỗ trợ đơn giản, bao gồm:
- Trà gừng: Trà gừng chứa chất chống viêm tự nhiên, nhờ đó có thể giúp giảm bớt tình trạng khó tiêu.
- Sữa chua: Việc kết hợp sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ mang lại tác dụng làm mát và tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Táo hoặc chuối: Những loại trái cây này hoạt động như thuốc kháng axit tự nhiên, giúp giảm bớt chứng ợ nóng khó chịu.
- Hít thở sâu: Hít tập thở sâu để thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng.
- Thay đổi lối sống: Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tránh các chất kích thích, tránh lo nghĩ hay căng thẳng; đồng thời tập thể dục thường xuyên mới có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng trào ngược axit và GERD.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Cắt tử cung toàn phần bao lâu mới hồi phục?
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là chỉ các biện pháp điều trị tại nhà có thể không hiệu quả đối với chứng trào ngược axit và GERD. Bạn cần thăm khác và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ kê đơn thuốc.
Điều trị trào ngược axit và GERD
Các loại thuốc như thuốc kháng axit và thuốc giảm axit (theo bác sĩ kê đơn, không tự ý mua để tự điều trị) có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit và GERD, bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Tums, Rolaids, Pepto-Bismol và Mylanta giúp trung hòa axit dạ dày dư thừa một cách nhanh chóng.
- Thuốc giảm axit: Pepcid, Zantac và Tagamet có tác dụng làm giảm sản xuất axit dạ dày, giải quyết tận gốc nguyên nhân.
Hãy nhớ rằng, các vấn đề về tiêu hóa rất dễ mắc phải và việc điều trị sớm sẽ tránh cho bạn không gặp phải những biến chứng về sau, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Lưu ý là bạn phải khám bác sĩ để chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với nhu cầu riêng của bạn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm