Sữa tươi là thức uống dinh dưỡng quen thuộc với hầu hết mọi người trong chúng ta. Vào những ngày trời lạnh, uống sữa tươi ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, để có sữa ấm, bạn cần biết cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng.
Bạn đang đọc: Cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng
Một số người thích uống sữa tươi ấm hơn sữa tươi lạnh. Hoặc vào những ngày thời tiết lạnh, một ly sữa ấm sẽ tốt cho sức khỏe hơn một ly sữa mát. Khi đó, bạn cần hâm nóng sữa đúng cách. Nếu làm nóng sữa không đúng cách có thể khiến thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến đổi. Các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ bị nhiệt phá hủy. Vậy đâu là cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng?
Sữa tươi làm nóng có bị mất chất dinh dưỡng không?
Uống sữa nóng hay sữa lạnh phụ thuộc vào sở thích và tình hình thời tiết. Chúng ta hoàn toàn có thể làm nóng sữa tươi trong khi vẫn đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng. Bản thân các loại sữa đóng hộp mà chúng ta mua cũng đã được tiệt trùng bằng nhiệt độ cao từ 90 đến 140 độ C. Việc xử lý ở nhiệt độ cao rồi làm lạnh nhanh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn và nấm men có hại tồn tại trong sữa.
Việc làm nóng sữa có khiến thành phần dinh dưỡng bị biến đổi hay mất đi hay không phụ thuộc vào cách mà chúng ta áp dụng. Nếu nhiệt độ làm nóng sữa càng cao thì thành phần dưỡng chất bị biến đổi và mất đi càng nhiều. Ngược lại, nếu hâm nóng sữa ở mức nhiệt phù hợp, bạn sẽ không cần quá lo lắng vì giá trị dinh dưỡng gần như được giữ nguyên. Nguyên tắc làm nóng này đúng cho cả sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng.
Trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy sản xuất sữa, sữa được làm nóng ở nhiệt độ từ 90 độ C đến 140 độ C mà vẫn đảm bảo chất lượng vì được làm lạnh nhanh chóng trong chỉ khoảng 4 – 6 giây ở mức nhiệt khoảng 4 độ C.
Nhưng tại gia đình, chúng ta không thể đảm bảo được quá trình làm lạnh siêu tốc đó nên mức nhiệt thích hợp để hâm nóng sữa tươi chỉ nên là dưới 60 – 70 độ C. Nếu đun sữa ở mức nhiệt trên 70 độ C, các hạt protein trong sữa sẽ chuyển từ dạng lỏng sang dạng gel và bị kết tủa lại, canxi trong sữa cùng bị kết tủa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa tươi.
Cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng
Dưới đây là một số cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng bạn có thể áp dụng một cách dễ dàng:
Hâm nóng sữa bằng nước nóng
Đây là cách khá an toàn, không khiến sữa bị nóng quá hay biến đổi thành phần mà bạn có thể áp dụng. Hãy đun sôi một nồi nước nhỏ với lượng vừa đủ, sau đó đặt cốc sữa của bạn vào trong nồi nước nóng là xong. Bằng cách này, chỉ vài phút là bạn có ngay ly sữa ấm vừa, phù hợp để thưởng thức. Khi ngâm sữa bạn nên chọn loại cốc thủy tinh có thành dày để tránh trường hợp cốc bị nứt vỡ.
Nấu sữa bằng nồi trên bếp
Với cách này, bạn cần có sự trợ giúp của chiếc nhiệt kế chuyên dụng chuyên dùng để đo nhiệt độ nước hoặc nhiệt độ sữa. Tất cả những gì bạn cần làm là đổ sữa vào nồi và đun sữa trên lửa vừa. Đến khi kiểm tra và thấy sữa có độ ấm như mình mong muốn là bạn có thể tắt bếp.
Bạn lưu ý không để nhiệt độ sữa nóng quá 60 độ C. Nhiều người cho rằng đun sữa trên lửa nhỏ sẽ giúp sữa không bị mất chất. Nhưng thời gian đun sữa càng dài thì thành phần dưỡng chất trong sữa càng bị oxy hóa nhiều. Bạn chỉ nên đun sữa nhanh trong 3 – 6 phút. Trong quá trình đun bạn nhớ khuấy sữa nhẹ nhàng và đều tay.
Hâm nóng sữa tươi bằng máy hâm sữa chuyên dụng
Nếu trong gia đình có máy tiệt trùng và hâm sữa chuyên dụng thì đây chính là cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng lý tưởng nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là mở máy lên và đặt bình sữa tươi vào là xong. Máy có thể chuyển sang chế độ giữ ấm tự động khi sữa đã được hâm nóng ở nhiệt độ thích hợp. Máy này còn có thể sử dụng để hâm nóng sữa mẹ một cách an toàn.
Những điều cần tránh khi làm nóng sữa tươi
Để sữa tươi không bị ảnh hưởng chất lượng khi hâm nóng, có một số lưu ý bạn nên biết như:
Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng
Một số người cho rằng hâm sữa bằng lò vi sóng vừa nhanh vừa tiện. Tuy nhiên, cách này không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Hâm nóng sữa trong lò vi sóng bạn sẽ không thể kiểm soát được nhiệt độ sữa, khiến thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Ngoài ra, việc này có thể khiến cốc sữa bị nổ, bị đổ vỡ trong lò trong quá trình hâm nóng.
Tìm hiểu thêm: Dụi mắt nhiều có sao không? Để lại hậu quả gì?
Không hâm nóng sữa bằng cốc nhựa không đảm bảo
Bạn không nên hâm nóng sữa bằng các loại cốc nhựa không đảm bảo. Chỉ một số loại nhựa phù hợp để lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ cao. Những loại nhựa này thường dùng để sản xuất bình sữa cho em bé. Cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng khoa học nhất là hâm sữa bằng cốc thủy tinh dày hoặc hâm sữa trực tiếp vào bình uống sữa của bé.
Chỉ nên hâm nóng sữa tươi một lần
Sữa tươi chỉ nên hâm nóng một lần rồi uống hết, không nên để lại, bảo quản lạnh rồi hâm nóng nhiều lần. Với cách sử dụng này, sữa mất đi độ tươi ngon, thành phần dưỡng chất bị suy giảm và còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, tiêu chảy nếu chẳng may sữa bị vi khuẩn tấn công.
Không thêm đường khi hâm nóng sữa tươi
Khi hâm nóng sữa tươi, bạn không nên cho thêm đường vì lysine trong sữa và đường sẽ phản ứng dưới nhiệt độ cao tạo ra lysine gốc glucose. Chất này có hại cho cơ thể của bé.
>>>>>Xem thêm: Đau mắt đỏ do virus là gì? Điều trị tình trạng này như thế nào?
Kiểm tra chất lượng sữa tươi trước khi hâm nóng
Một số gia đình có thói quen lưu trữ sữa quá lâu khiến sữa quá hạn sử dụng. Lại có một số người không quan tâm đến hạn sử dụng của sữa tươi kể từ khi mở nắp, ngay cả khi đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là rất ngắn. Sữa tươi để quá lâu đã bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu hâm nóng lại ở nhiệt độ dưới 70 độ C, những vi khuẩn này cũng không thể bị tiêu diệt.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi cũng có thể bị biến đổi thành chất có hại. Vì vậy, bạn nhớ kiểm tra xem sữa có đảm bảo chất lượng hay không trước khi hâm nóng sữa.
Trên đây là những cách làm nóng sữa tươi không làm mất chất dinh dưỡng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết cách hâm nóng lại sữa tươi an toàn, tốt cho sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm