Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm

Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm

Việc đo huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về huyết áp, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,…

Bạn đang đọc: Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm

Đối với những gia đình có đang có người mắc bệnh huyết áp, người già lớn tuổi thì máy đo huyết áp sẽ là một thiết bị y tế nên có ở trong nhà. Chính vì vậy, máy đo huyết áp điện tử luôn được khuyến nghị sử dụng vì dễ dùng và tính tiện lợi của nó. Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử rất đơn giản và có độ chính xác cao, phù hợp với mọi gia đình. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Tại sao cần phải đo huyết áp thường xuyên?

Phần lớn các kiểm tra sàng lọc tại phòng khám hay bệnh viện đều phải thực hiện đo chỉ số huyết áp. Đây được cho là phương pháp nhằm xác định được tình trạng của người bệnh như thế nào, đồng thời hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm

Phần lớn các kiểm tra sàng lọc tại phòng khám hay bệnh viện đều phải thực hiện đo chỉ số huyết áp

Với những gia đình đang có người mắc bệnh cao huyết áp thì máy đo huyết áp sẽ là thiết bị không thể thiếu được. Đặc biệt, nếu là người già thì cần phải đo huyết áp thường xuyên. Khi đo huyết áp thường xuyên sẽ nắm rõ được sức khỏe mỗi ngày, ngoài ra còn phát hiện những bất thường về chỉ số huyết áp để có hướng theo dõi và điều trị phù hợp.

Điều này rất quan trọng, vì tăng huyết áp là một bệnh lý âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,…

Cách thực hiện đo huyết áp điện tử và những lưu ý cần nắm

Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị được sử dụng phổ biến trong mỗi gia đình. Vì sự tiện dụng, cách dùng đơn giản và chỉ số hiển thị rõ ràng. Để đo chuẩn xác, người sử dụng cần thực hiện:

Về thời điểm đo

Để theo dõi huyết áp hàng ngày thì thời điểm lý tưởng sẽ là buổi sáng. Vì có thể chỉ số huyết áp sẽ tăng lên nhẹ sau các hoạt động thể lực hoặc vào buổi chiều. Tuy nhiên, người thực hiện cũng có thể chọn một thời điểm nhất định trong ngày để theo dõi huyết áp.

Tìm hiểu thêm: Yellow fever là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm
Bạn nên chọn một thời điểm nhất định trong ngày để theo dõi huyết áp

Về vị trí đo

Để đo huyết áp bằng máy huyết áp điện tử sẽ rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện đo ở cổ tay hoặc bắp tay.

  • Đo ở cổ tay: Gập cánh tay một góc 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Đặt máy đo huyết áp ở cổ tay, sao cho vòng bít nằm ở vị trí giữa xương cổ tay và động mạch cổ tay.
  • Đo ở bắp tay: Đặt cánh tay trên bàn, ngang với người. Sau đó đặt máy đo huyết áp ở bắp tay, sao cho vòng bít nằm ở vị trí cách nếp gấp khuỷu tay khoảng 2cm.

Một số lưu ý cần nhớ khi đo huyết áp

Khi đo huyết áp để có kết quả chính xác, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Tư thế: Ngồi yên, giữ nguyên tư thế trong vòng 5 phút trước khi đo.
  • Thao tác: Bấm nút khởi động trên máy, giữ nguyên tư thế cho đến khi máy báo và hiển thị kết quả rồi tắt máy.
  • Những điều cần tránh: Không ăn, uống, nói chuyện trong lúc đo huyết áp.
  • Thời gian đo: Nên đo huyết áp 2 lần/ngày, vào buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều.
  • Theo dõi: Có sổ theo dõi chỉ số đo huyết áp để đánh giá sức khỏe phục vụ cho những lần tái khám sức khỏe sau này.

Cách xem kết quả huyết áp

Sau khi đã thực hiện đúng các bước đo cơ bản, kết quả sẽ hiển thị bằng số ngay trên màn hình điện tử bao gồm hai trị số là tâm thu (số lớn) và tâm trương(số nhỏ). Từ đó có thể xác định kết quả như sau:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu sẽ nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg.
  • Tiền cao huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 80 đến 89 mmHg.
  • Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.
  • Huyết áp thấp: Hiếp áp tâm thu sẽ ở mức nhỏ hơn 90 mmHg hoặc giảm hơn 25mmHg so với bình thường.

Như vậy khi mua máy đo huyết áp điện tử, việc chọn các sản phẩm chất lượng và đo chính xác cũng là một vấn đề rất cần thiết. Nếu bạn vẫn đang phân vân với nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử thì có thể tham khảo ngay dòng máy hàng đầu hiện nay ngay phần bên dưới đây nhé!

Máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525

Máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 là dòng máy thuộc thương hiệu A&D Medical đến từ Nhật Bản được cam kết đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và độ tin cậy.

Cách đo huyết áp tại nhà và những lưu ý cần nắm

>>>>>Xem thêm: Xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 hỗ trợ đo huyết áp và nhịp tim

Máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 là sản phẩm được trang bị đầy đủ chức năng cần thiết để theo dõi huyết áp, đồng thời công nghệ AFIB mới nhất giúp tầm soát rung nhĩ, cảnh báo đột quỵ. Sản phẩm còn được thiết kế vừa vặn và thoải mái với cổ tay để cho ra kết quả đo chính xác, mang lại trải nghiệm tiện lợi, thoải mái cho người dùng.

Đặc biệt máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 còn có một ưu điểm vượt trội hơn so với những dòng máy đo huyết áp khác là khả năng lưu trữ 60 kết quả đo rất tiện lợi để theo dõi hàng ngày.

Huyết áp là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, việc theo dõi huyết áp hằng ngày là điều cực kỳ quan trọng. Với những ưu điểm trên thì máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 có thể là một lựa chọn mà bạn nên tham khảo. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *