Các bệnh về hậu môn đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Một số bệnh lý thường gặp nhất là bệnh trĩ, rò hậu môn, viêm ống hậu môn và áp xe cạnh hậu môn. Để tìm hiểu rõ hơn về từng loại bệnh, hãy cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các bệnh về hậu môn thường gặp và cách phòng ngừa
Hậu môn là cơ quan nằm ở vị trí cuối cùng của hệ tiêu hóa, giữ nhiệm vụ đóng mở để đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể. Khi bị chèn ép hoặc bị tấn công bởi vi khuẩn, hậu môn có thể phát sinh nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Dưới đây là những thông tin tổng hợp các bệnh về hậu môn thường gặp, xem ngay để biết cách phòng ngừa nhé!
Nguyên nhân gây ra các bệnh về hậu môn
Vùng hậu môn đảm nhận vai trò chính là lỗ thoát phân ra ngoài. Vì vậy, cơ quan này rất dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi nhiều yếu tố như sự thay đổi của hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hậu môn cũng là khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi chấn thương và các yếu tố khác như nấm, ký sinh trùng và bệnh lao.
Nguy cơ viêm nhiễm ở vùng hậu môn sẽ tăng lên đối với những người có thói quen nhịn đi đại tiện, bị táo bón thường xuyên và vệ sinh vùng hậu môn kém. Hoặc những người có cơ địa dễ bị nhiễm trùng như người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch kém, đái tháo đường,… cũng dễ bị viêm nhiễm ở vùng hậu môn.
Các bệnh về hậu môn thường gặp hiện nay
Hậu môn là khu vực dễ bị viêm nhiễm và nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các bệnh về hậu môn thường gặp nhất hiện nay như:
Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là một trong các bệnh về hậu môn thường gặp, gây triệu chứng ngứa quanh vùng hậu môn. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn có thể do nhiều tác nhân như có kí sinh trùng như giun kim, khô da, táo bón, tiêu chảy, bệnh trĩ, nhiễm trùng, nứt vùng hậu môn hoặc do dị ứng hóa chất và lạm dụng thuốc nhuận tràng. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bực bội.
Mục tiêu của việc điều trị ngứa hậu môn chủ yếu là dùng thuốc để làm giảm triệu chứng, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Nếu điều trị đúng, tình trạng này sẽ nhanh chóng dịu đi nhưng nếu ngứa hậu môn kéo dài hơn một tuần, hãy tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.
Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý khá phổ biến về hậu môn – trực tràng, do các mạch máu ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức gây ra chảy máu. Những người hay ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí, người thường xuyên bị táo bón, ăn uống kém khoa học, ít vận động, áp lực, stress,… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng, bao gồm:
- Trĩ nội: Các búi trĩ hình thành ở bên trong hậu môn;
- Trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt;
- Trĩ hỗn hợp: Là những trường hợp xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại trong cùng một thời điểm.
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện, máu có thể chảy thành từng giọt, từng tia hoặc dính trên giấy vệ sinh khi lau. Cảm giác đau rát, căng tức, sưng đau khó chịu ở vùng hậu môn. Khi xuất hiện các triệu chứng này, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại các biến chứng nguy hiểm.
Áp xe hậu môn
Bệnh áp xe hậu môn này thường gây sưng mủ ở quanh khu vực hậu môn. Nguyên nhân chính là do nhiễm trùng từ các tuyến hậu môn nhỏ. Loại áp xe hậu môn thường gặp nhất là áp xe quanh hậu môn.
Khi bị áp xe hậu môn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng và đau nhói liên tục quanh vùng hậu môn. Khi cử động ruột, ho hoặc ngồi mức độ cơn đau có thể sẽ trầm trọng hơn. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài sẽ tiến triển thành rò hậu môn.
Rò hậu môn
Rò hậu môn xảy ra khi các ống ở xung quanh hậu môn sưng lên do lỗ rò bên trong hoặc bên ngoài hậu môn tạo thành. Thông thường, lỗ rò bên trong thường nằm ở dưới trực tràng hoặc ống hậu môn. Còn lỗ rò bên ngoài thường xuất hiện trên da hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?
Hầu hết các trường hợp rò hậu môn là do áp xe quanh hậu môn tiến triển thành. Triệu chứng điển hình của rò hậu môn là lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn với máu.
Viêm trực tràng
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm trực tràng là mót rặn, luôn có cảm giác muốn đi đại tiện mặc dù không thể đi được. Hiện tượng này là kết quả của sự kích thích niêm mạc trực tràng. Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn có thể gây đau và chảy máu trực tràng.
Ngoài các bệnh về hậu môn phổ biến trên đây, còn nhiều bệnh khác có thể liên quan đến hậu môn và trực tràng như viêm ống hậu môn, dị vật hậu môn, hẹp hậu môn, ung thư trực tràng,… các bệnh lý này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện phân khô cứng, gây ra vết rách niêm mạch theo chiều dọc ở ống hậu môn. Hoặc những người bị tiêu chảy thường xuyên, người mắc bệnh viêm vùng hậu môn.
Triệu chứng điển hình của bệnh này là đau rát nhiều mỗi khi đi đại tiện, đau kiểu thắt nhói kéo dài liên tục trong nhiều giờ liền, kèm theo chảy máu tươi… Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, vết nứt cấp tính thường sẽ nông và mau lành. Đối với vết nứt mạn tính kéo dài hơn 1 tháng, có thể gây loét sâu vào cơ thắt hậu môn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nong hàm có đau không?
Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy tuân theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, người bệnh cần điều trị ngoại khoa bằng cách tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ vòng trong ống hậu môn để giúp làm giảm cơn đau.
Những biện pháp phòng ngừa các bệnh về hậu môn
Để phòng tránh bệnh lý liên quan đến hậu môn và trực tràng, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hãy ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp đủ chất xơ và vitamin cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế ăn thức ăn nhanh và thức ăn có nhiều chất béo.
- Bổ sung đủ nước: Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn.
- Thường xuyên vận động: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sự lưu thông máu và hoạt động hệ tiêu hóa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy mắc các bệnh về hậu môn.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và cồn: Thuốc lá và đồ uống có chứa cồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây táo bón hoặc tăng nguy cơ bệnh lý hậu môn.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách: Sau khi đi vệ sinh, hãy nhẹ nhàng lau sạch bằng giấy vệ sinh, tránh dùng lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương vùng hậu môn.
Các bệnh về hậu môn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, hãy đi khám ngay để có biện pháp khắc phục sớm nhé!
Xem thêm:
- Khám đại tràng không cần nội soi có chính xác không?
- Bệnh trĩ giai đoạn đầu nhận biết thế nào? Có tự khỏi không?
- Nội soi đại tràng có đau không, cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm