Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Sau đại dịch Covid-19, thuật ngữ brain fog đã được sử dụng thường xuyên. Vậy brain fog là gì? Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng brain fog? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Nhiều bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 cảm thấy phiền toái với tình trạng hay quên, giảm khả năng tập trung và rối loạn chức năng điều hành não, nó được chẩn đoán là triệu chứng brain fog. Vậy brain fog là gì? Nó có biểu hiện cụ thể nào? Làm sao để khắc phục? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Brain fog là gì?

Brain fog hay còn gọi là sương mù não, là một trong những triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của hậu Covid-19. Nó được định nghĩa là trạng thái ý thức bị thay đổi, làm cho một người ít tỉnh táo, nhận thức và ít tập trung hơn bình thường. Brain fog đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng sau dịch Covid-19. Nhiều người bị sương mù não sau Covid-19, khiến chất lượng cuộc sống và công việc trí óc của bệnh nhân bị giảm sút.

Brain fog không dành riêng cho COVID mà thuật ngữ này đã được báo cáo trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 và là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng choáng váng. Ngoài Covid-19, tại các phòng khám tâm lý ngoại trú, nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng gặp phải các triệu chứng sương mù não ở các mức độ khác nhau. Căng thẳng mãn tính kéo dài, thiếu ngủ, các bệnh thể chất mãn tính, chẳng hạn như mất nước mãn tính, thiếu máu, tiểu đường, hội chứng Sjogren, chứng đau nửa đầu, bất thường nội tiết tố khi mang thai, thời kỳ mãn kinh, chế độ ăn uống bất thường như lạm dụng rượu bia lâu dài, hút thuốc, uống nhiều cà phê và nghiện Internet, chế độ ăn ketogenic và đồ uống không đường làm thiếu nguồn cung cấp năng lượng cho não,… đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự như sương mù não. Brain fog thậm chí còn là triệu chứng phổ biến của nhiều chứng rối loạn tâm thần.

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Brain fog hay còn gọi là sương mù não

Nguyên nhân gây brain fog của virus Corona?

Có rất nhiều bệnh nhân than phiền rằng sau đợt nhiễm Covid-19 họ gặp phải tình trạng hay quên, khó tập trung, mệt mỏi ở cả người trẻ tuổi, trẻ em và những người không nhập viện vì COVID. Theo một số chuyên gia, nguyên nhân có thể là do virus Corona thế hệ mới xâm nhập qua hàng rào máu não vào não, gây ra phản ứng viêm và các cơn bão cytokine trong não, làm tổn thương tế bào nội mô mạch máu, gây ra những thay đổi sinh lý như phù não và viêm não. Từ đó, nó có thể dẫn đến mê sảng, rối loạn ý thức, động kinh và các bệnh não khác, hội chứng viêm hệ thần kinh trung ương, tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, bệnh mạch máu não cấp tính và các tổn thương thần kinh khác.

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Virus Corona gây ra phản ứng viêm trong não dẫn đến tình trạng brain fog

Dấu hiệu nhận biết của brain fog là gì?

Từ những thông tin trên bạn đã biết brain fog là gì, vậy nó có biểu hiện cụ thể nào để nhận biết không? Các triệu chứng của brain fog rất khác nhau, bao gồm các triệu chứng không đặc hiệu như hay quên, uể oải và kém tập trung. Nhiều người thường cho rằng nguyên nhân là do ngủ không ngon, năng lượng thấp, tuổi già nhưng thường bị bỏ qua như một triệu chứng của sự lo lắng. Các dấu hiệu sau đây có thể là triệu chứng cụ thể của brain fog:

  • Khó tập trung;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Giảm khả năng tư duy và phân tích;
  • Suy nghĩ lộn xộn và chậm chạp;
  • Ý chí và khả năng ra quyết định suy giảm;
  • Khó tìm từ vựng và câu phù hợp để giao tiếp với người khác;
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản;
  • Thật khó để nhớ lại quá khứ;
  • Giảm cảm xúc dễ chịu.

Tìm hiểu thêm: Những biện pháp khắc phục tình trạng dị ứng tinh trùng

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này
Khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ,… là những triệu chứng của brain fog

Chẩn đoán brain fog

Vì brain fog chỉ được suy ra từ những lời phàn nàn của bệnh nhân nên hiện tại không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán brain fog và đôi khi rất khó đưa ra chẩn đoán. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh viêm não tủy hay hội chứng mệt mỏi mãn tính vì các triệu chứng và sinh lý bệnh tương tự nhau. Bệnh nhân phải đến bệnh viện, trải qua cuộc phỏng vấn y tế của bác sĩ để có thể chẩn đoán có mắc bệnh sương mù não hay không. Việc kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm sẽ được yêu cầu nếu cần.

Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng brain fog?

Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý

Giới trẻ hiện nay đa phần bị ảnh hưởng bởi công việc, học tập, cuộc sống và các khía cạnh khác, gây ra áp lực tâm lý nhất định. Khi căng thẳng quá lớn, hệ miễn dịch sẽ bị tổn hại, có thể dẫn đến trầm cảm kèm theo tăng huyết áp, khiến cơ thể phụ thuộc nhiều hơn vào thuốc lá, rượu, mạng xã hội, trò chơi điện tử,… Những việc này khiến não của bạn sẽ kém hoạt động hơn và ngày càng khó suy nghĩ và tập trung, dẫn đến tình trạng brain fog. Cho nên, việc thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng sương mù não.

Ngủ đủ

Ngủ giúp duy trì hoạt động hàng ngày của cơ thể, phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hầu hết người lớn cần ngủ từ 8 – 9 giờ mỗi ngày. Giới trẻ thường có thói quen thức khuya, xem ti vi hay điện thoại di động hoặc làm việc tới khuya, những việc này làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ các sản phẩm điện tử ức chế sự tiết melatonin trong cơ thể, khiến chúng ta rơi vào trạng thái ngủ nông và thậm chí khiến chúng ta tỉnh táo lâu hơn. Nếu bạn không ngủ đủ thời gian mà cơ thể cần, điều đó có thể làm rối loạn não bộ và khiến bạn gặp phải tình trạng brain fog.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu điều kiện thể chất của bạn cho phép, hãy tham gia các bài tập aerobic ngoài trời một cách thích hợp, chẳng hạn như các môn thể thao bắn súng, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… Tập thể dục có thể hỗ trợ tăng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, tốt cho việc phục hồi các triệu chứng hậu Covid.

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

Tập thể dục có thể hỗ trợ tăng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Khi đói, lượng đường trong máu của cơ thể giảm xuống, nhưng não, cơ và các cơ quan khác vẫn phải hoạt động và tiếp tục tiêu thụ glucose. Nếu không ăn vào, cơ thể sẽ phân hủy glycogen trong gan, sau đó là chất béo và protein để duy trì hoạt động của cơ thể. Khi lượng đường trong máu giảm đến một mức nhất định, các triệu chứng như suy nhược toàn thân, chóng mặt và tim đập nhanh sẽ xảy ra và các triệu chứng sương mù não có thể xảy ra. Cho nên, chế độ ăn cân bằng, đủ các nhóm chất tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất rất cần thiết để hạn chế triệu chứng sương mù não xuất hiện.

Uống đủ nước

Nước cung cấp năng lượng cho mọi chức năng của não bộ con người, bao gồm cả quá trình tư duy và ghi nhớ. Nước cũng tham gia vào hoạt động bình thường của nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, quá trình trao đổi chất của con người,… và rất quan trọng đến sức khỏe thể chất. Nếu cơ thể bị mất nước trong thời gian ngắn và không thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết, bạn có thể bị mờ trí nhớ ngắn hạn, dẫn đến tình trạng brain fog.

Brain fog là gì? Và mẹo giúp hạn chế tình trạng này

>>>>>Xem thêm: Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì? Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Thiếu nước có thể bị mờ trí nhớ ngắn hạn

Qua bài viết này, bạn đã biết được brain fog là gì, nó được sử dụng để mô tả tình trạng giảm khả năng tập trung, phản ứng chậm, lú lẫn, tinh thần mệt mỏi, hay quên và rối loạn chức năng điều hành não bộ xảy ra trong các tình trạng như hội chứng mệt mỏi mãn tính, triệu chứng hậu Covid-19,… Bạn có thể cải thiện hoạt động của não bộ bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các hành vi tiêu cực có hại cho sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *