Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Một trong những loại ung thư khó điều trị nhất là ung thư tuyến tụy. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bị ung thư tuyến tụy có chữa được không cũng như cơ hội sống, các phương pháp điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Khi được chẩn đoán mình bị ung thư tuyến tụy, nhiều bệnh nhân lo lắng không biết căn bệnh có thể được điều trị dứt điểm hay không và có nguy hiểm đến tính mạng không. Bài viết này sẽ gửi đến bạn câu trả lời chi tiết cho thắc mắc ung thư tuyến tụy có chữa được không cùng phương pháp điều trị và tác dụng phụ có thể gặp phải.

Khái niệm ung thư tuyến tụy

Bệnh ung thư tuyến tụy xảy ra do tế bào trong tuyến tụy sản sinh vượt quá mức kiểm soát của cơ thể, sau đó tạo thành khối u. Ung thư tụy phổ biến thường khởi phát do tuyến ngoại tiết với tên gọi là carcinom tuyến của tụy và cũng được gọi là ung thư ngoại tiết. Đây là loại ung thư xâm lấn nhất. Ung thư tụy ngoại tiết có thể xảy ra ở vị trí bất kỳ trong tụy, thường gặp nhất ở đầu tụy.

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Ung thư tụy thường xảy ra ở đầu tụy

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không?

Ung thư tụy là một dạng ung thư hiếm gặp và được phát hiện ở giai đoạn muộn vì nó không có triệu chứng điển hình hoặc các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Vậy ung thư tuyến tụy có chữa được không?

Điều may mắn là ung thư tụy có thể chữa được và thời gian sống của bệnh nhân sẽ được kéo dài nếu được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5% tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện bị ung thư giai đoạn sớm, bởi vị trí của nó nằm sâu trong ổ bụng và không có dấu hiệu nào rõ ràng.

Nếu bị chẩn đoán chậm trễ khi ung thư đã di căn, kết quả điều trị và phục hồi sức khỏe bị hạn chế thì tiên lượng sống của bệnh nhân khá thấp. Đối với người bị ung thư tuyến tụy được phẫu thuật triệt để thì tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 45%. Trong trường hợp ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết hoặc xâm lấn các tổ chức lân cận thì tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ giảm xuống còn 15%. Nếu phát hiện các triệu chứng như vàng da, đau đớn, sút cân nhanh, cơ thể suy kiệt thì nghĩa là bệnh đã tiến xa, cơ hội sống kém.

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Đáp án của câu hỏi “Ung thư tuyến tụy có chữa được không?” là có

Tóm lại, ung thư tụy rất khó để điều trị triệt để và dứt điểm. Bệnh vẫn có khả năng được chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện vào giai đoạn sớm.

Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

Bên cạnh câu hỏi bị ung thư tuyến tụy có chữa được không thì các bệnh nhân còn tìm hiểu về thời gian sống sau khi mắc bệnh. Để có được câu trả lời thì chúng ta cần dựa vào giai đoạn cụ thể của ung thư tụy:

  • Giai đoạn 0: Kích thước khối u không vượt quá 2cm, vị trí nằm giới hạn trong tuyến tụy, cơ hội sống của người bệnh khoảng 39.4%.
  • Giai đoạn 1: Khối u phát triển đến kích thước từ 2 đến 4cm, cơ hội sống sau 5 năm của người bệnh được chẩn đoán nằm trong khoảng 15% – 39.4%.
  • Giai đoạn 2: Kích thước của khối u vượt hơn 4cm, khối u chưa di căn đến hạch và các cấu trúc lân cận tụy, cơ hội sống của bệnh nhân khoảng 13.3%. Vào cuối giai đoạn này, kích thước của khối u khó xác định, có thể đạt trên 4cm và sẽ lan đến khoảng 3 hạch bạch huyết gần tụy, không di căn xa, cơ hội sống nằm trong khoảng 10% – 13.3%.
  • Giai đoạn 3: Kích thước khối u đạt bất kỳ, xâm lấn đến 4 hạch bạch huyết gần tụy và chưa di căn xa, cơ hội sống của bệnh nhân là 3 – 10%.
  • Giai đoạn 4: Khối u di căn đến những cơ quan ở xa, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân giảm xuống còn khoảng 2.9%. Người bị ung thư tụy giai đoạn cuối có thời gian sống trung bình là khoảng 1 năm sau khi chẩn đoán bệnh.

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng, tỉ lệ sống sau 5 năm của người mắc ung thư tuyến tụy ngoại tiết là 10%. Vì thế, bạn nên lắng nghe cơ thể để phát hiện dấu hiệu bất thường, từ đó đi thăm khám và được chẩn đoán sớm.

Tìm hiểu thêm: Bài tập Chest Dip giúp phát triển cơ ngực

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Khoảng 10% bệnh nhân ung thư tụy có cơ hội sống sót sau 5 năm

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy

Việc điều trị ung thư tuyến tụy cần phối hợp giữa nhiều phương pháp. Tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp cho người bệnh. Có 8 biện pháp phổ biến để điều trị ung thư tụy:

  • Phẫu thuật: Thủ thuật cắt bỏ khối u tụy ra khỏi cơ thể, có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn phần. Đa phần bác sĩ chỉ định phẫu thuật là một phần trong phác đồ điều trị ung thư tụy, sau đó sẽ cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác.
  • Điều trị toàn thân: Bao gồm hóa trị, điều trị miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích để đưa thuốc đi khắp cơ thể. Phương pháp này áp dụng cho mọi giai đoạn ung thư tụy.
  • Hóa trị: Dùng thuốc để uống trực tiếp hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch với mục đích tiêu diệt tế bào có tốc độ tăng trưởng nhanh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào ung thư và tế bào bình thường.
  • Xạ trị: Dùng tia phóng xạ với năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, giảm kích thước khối u.
  • Hóa xạ trị: Kết hợp đồng thời thuốc và xạ trị để tăng hiệu quả của tia xạ.
  • Liệu pháp miễn dịch: Dùng thuốc để kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên của người bệnh, cải thiện khả năng phá hủy tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Tập trung vào điểm đặc biệt và duy nhất của tế bào ung thư để ngăn chặn chúng sinh sôi, phát triển.
  • Chăm sóc giảm nhẹ: Kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe để làm giảm triệu chứng do điều trị bệnh gây ra, bao gồm hỗ trợ tinh thần, giảm đau, chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ cảm xúc cho bệnh nhân.

Bị ung thư tuyến tụy có chữa được không? Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau đầu nửa sau và cách cải thiện

Hóa trị là biện pháp phổ biến điều trị ung thư tuyến tụy

Điều trị ung thư tuyến tụy có thể gây tác dụng phụ gì?

Biết được ung thư tuyến tụy có chữa được không thì chưa đủ mà bạn còn cần biết những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị bệnh. Người bị ung thư tụy có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức;
  • Cơ thể suy nhược;
  • Gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn vì thiếu hụt hormon do tụy sản sinh;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Lở miệng, sụt cân, chán ăn, buồn nôn và nôn;
  • Có máu bầm dưới da;
  • Dễ chảy máu, nhiễm trùng.

Đa phần tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi điều trị nhưng cũng có thể kéo dài hơn và dứt điểm sau vài tuần. Người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp xử trí giảm thiểu tác dụng phụ.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư tuyến tụy có chữa được không. Nhìn chung, bệnh nhân có tiên lượng sống tốt nếu được điều trị ở những giai đoạn đầu của bệnh. Bạn hãy tuân thủ phác đồ của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *