Trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe dưới đây, có những dấu hiệu mang tính đặc trưng, điển hình nhưng cũng có những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Bạn đang đọc: 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe
Thận là một trong những cơ quan làm nhiệm vụ xử lý và đào thải độc tố cho cơ thể. Khi cơ quan này phát sinh vấn đề, chúng sẽ “đánh tiếng” ra bên ngoài bằng hàng loạt triệu chứng điển hình. Và ngay sau đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà bạn nhất định nên biết.
Chức năng của thận
Ở người, thận là bộ phận quan trọng nhất của cơ quan bài tiết nước tiểu. Chúng gồm hai quả nằm cân xứng nhau ở vùng thắt lưng và được nâng đỡ bởi các mô mỡ lân cận.
Mỗi quả thận có khoảng một triệu đơn vị lọc máu. Đại diện trên có khả năng lọc bỏ các độc tố tồn ứ phát sinh do nguyên nhân ngoại sinh hoặc nội sinh. Kết quả của quá trình này là tạo ra nước tiểu chính thức, chúng được quy tụ về bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đi xuống bóng đái, qua cơ vòng ống đái và bài xuất ra ngoài.
Ngoài chức năng bài tiết nước tiểu, thận còn có khả năng điều hòa thể tích máu nhờ việc kiểm soát lượng dịch ngoại bào. Đặc biệt, bộ phận trên còn được biết đến với vai trò nội tiết nhờ thông qua việc tiết hormone renin giúp điều hòa huyết áp và hormone erythropoietin giúp kích thích tủy đỏ sản sinh hồng cầu.
Khi thận không khỏe, các chức năng vừa đề cập đến đều bị ảnh hưởng. Chúng có thể giảm đi hoặc bất hoạt hoàn toàn (bệnh lý). Các bệnh lý ở thận rất đa dạng nhưng đáng ngại nhất là suy thận vì vấn đề sức khỏe này diễn tiến âm thầm. Ở giai đoạn 4 của bệnh lý này, thận hoàn toàn mất chức năng nên nếu không được lọc máu nhân tạo, người bệnh sẽ không tránh khỏi nguy cơ tử vong.
8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe
Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà rất có thể bạn chưa biết. Hãy tham khảo chi tiết để nhận diện nhanh vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời nhé!
Tiểu tiện bất thường
Đây là nhóm dấu hiệu đặc trưng nhất ở những người mắc bệnh thận. Vì cơ quan này làm nhiệm vụ lọc máu, bài xuất nước tiểu nên nếu chúng phát sinh vấn đề thì nước tiểu và thói quen tiểu tiện của người bệnh cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt so với bình thường. Cụ thể như sau:
- Tiểu tiện nhiều lần, đặc biệt là vào thời điểm đêm muộn.
- Nước tiểu đậm hoặc nhạt màu hơn, ít hoặc nhiều hơn hẳn so với bình thường.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc có hiện tượng sủi bọt mạnh.
- Tiểu khó, căng tức, khó chịu vùng bụng dưới do ứ bế.
Phù nề
Khi cầu thận bị tổn thương, chức năng lọc giữ chất thiết yếu và loại bỏ những thành phần độc hại của thận sẽ không còn được như trước. Kết quả là các chất có trong màu đều có thể lọt vào nước tiểu và bài xuất ra ngoài.
Điều này khiến cho nồng độ chất đạm trong dịch tuần hoàn bị giảm mạnh, từ đó làm giảm áp lực keo trong lòng mạch và gia tăng sự chênh lệch giữa áp lực keo và áp lực thủy tĩnh tống máu đi. Khi đó, dịch tuần hoàn không thể giữ lại trong lòng mạch mà ồ ạt thoát ra mô kẽm, gây nên tình trạng phù nề, đặc biệt là ở mặt và tay chân.
Sưng mắt cá chân, bàn chân
Khi chức năng lọc máu giảm, cơ thể người bệnh sẽ tích tụ một lượng lớn natri. Đây chính là lý do hàng đầu gây nên tình trạng sưng bàn chân và mắt cá chân. Tuy nhiên, hiện tượng trên cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: Viêm xương khớp, tim mạch, suy gan,… Vậy nên hãy làm xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh để xem triệu chứng này phát sinh do đâu bạn nhé!
Chuột rút
Chuột rút là hệ quả của tình trạng mất cân bằng giữa chất lỏng và các chất điện giải có trong cơ thể – vấn đề vốn rất thường gặp ở những người mắc bệnh thận. Do đó nếu bạn thấy chuột rút tăng lên, diễn ra thường xuyên và với cường độ mạnh hơn thì hãy thăm khám ngay để làm rõ nguyên nhân.
Tìm hiểu thêm: U mỡ nách có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Chán ăn, hơi thở có mùi
Người mắc bệnh thận thường có dấu hiệu chán ăn, mất vị giác do rối loạn trao đổi chất và bị nhiễm độc. Hơi thở cũng nặng mùi hơn và có thể xuất hiện mùi amoniac – sản phẩm của quá trình phân giải chất đạm.
Đau lưng
Trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe thì đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất. Khi cơ quan này bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng lan sang hai bên hông, tương ứng với vị trí của thận. Tất nhiên không phải bệnh thận nào cũng gây đau thắt lưng, hiện tượng trên thường gặp ở những người bị thận đa nang, sỏi thận hoặc viêm cầu thận.
Thiếu máu, mệt mỏi
Như đã nhắc đến ở trên, hormone erythropoietin do thận tiết ra tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Khi thận bị thương tổn, quá trình tiết hormone này sẽ bị ngừng trệ và gây nên tình trạng thiếu máu. Hệ quả là người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, mệt mỏi và mất tập trung.
Phát sinh các vấn đề da liễu
Thận lọc máu kém cũng có nghĩa là chất độc sẽ tích tụ, ứ đọng nhiều trong dịch tuần hoàn. Những thành phần này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan nhưng dễ nhìn thấy nhất là qua da. Khi bị nhiễm độc, da sẽ có hiện tượng nổi mẩn đỏ, ban ngứa, khô hoặc bong vảy. Những dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với bệnh da liễu thông thường nên bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán loại trừ.
Làm gì khi thận không khỏe?
Khi phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo cho thấy thận không khỏe, điều đầu tiên bạn cần làm là đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Sau đó tiến hành can thiệp đích để khắc phục vấn đề sức khỏe đang gặp phải.
Trong trường hợp xác định chính xác các dấu hiệu bất thường trên là do thận yếu gây ra, bệnh nhân hãy lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau:
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đường và muối để giảm áp lực lên thận.
- Uống đủ nước, tối thiểu 1,5l mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc máu, đào thải độc tố qua đường nước tiểu.
- Tập thể dục đều đặn và vừa sức để tăng cường sức đề kháng cũng như nâng cao sức chịu đựng, khả năng làm việc của thận.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả tươi và các loại đạm tốt như: Thịt gà, hải sản, cá tươi, đậu,…
- Tránh xa thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas để giảm tải cho hoạt động của thận.
- Không tiếp xúc với các thành phần độc hại như: Thuốc bảo vệ thực vật, dung dịch tẩy rửa mạnh, chất phóng xạ,… vì chúng sẽ làm tăng khả năng tổn thương thận.
- Theo dõi bệnh lý theo chu kỳ 3 – 6 tháng để bác sĩ đánh giá tính hiệu quả của phác đồ và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Cách phân loại nhóm máu và các nhóm máu phổ biến hiện nay
Trên đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà bạn cần “nằm lòng” để có thể nhận diện nhanh các yếu tố nguy cơ. Sau cùng, chúc bạn luôn khỏe mạnh và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Nhà thuốc Long Châu! Trân trọng!
Xem thêm: Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm