Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Trật khớp gối là chấn thương tại đầu gối mà chúng ta rất dễ gặp phải, đặc biệt là những người chơi thể thao. Hầu hết các ca chấn thương nhẹ sẽ được chỉ định dùng phương pháp trị liệu kết hợp đai bảo vệ. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển biến nặng bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật.

Bạn đang đọc: Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Trật khớp gối là một dạng chấn thương tại đầu gối mà nhiều người chơi thể thao hay gặp và thường bị nhầm lẫn với trật khớp xương bánh chè. Người bị trật khớp gối phải làm sao để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống và xuất hiện nhiều biến chứng?

Trật khớp gối là chấn thương mà nếu để lâu sẽ có thể phải cắt bỏ một chân do tắc nghẽn mao mạch ở chân. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách điều trị hiệu quả và an toàn.

Trật khớp gối là chấn thương gì?

Trật khớp gối xảy ra khi khớp xương chày và xương đùi bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến toàn bộ khớp gối trượt về phía sau và gây đau. Đồng thời đây cũng là dạng chấn thương ở gối nghiêm trọng và ít gặp. Một phần vì cấu trúc của khớp gối rất chắc, các cơ, khớp và dây chằng liên kết chặt chẽ với nhau.

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Trật khớp gối là một dạng chấn thương nghiêm trọng

Để khớp gối bị trật thì cần tác động một lực rất mạnh vào đầu gối khi đang gập. Chính vì vậy mà hầu hết các trường hợp trật khớp gối là chấn thương nghiêm trọng do chơi thể thao hoặc tai nạn gây ra. Mặc dù vẫn có một số trường hợp có lực tác động yếu hơn nhưng vẫn bị trật khớp gối như rơi xuống hố, rơi từ trên cao.

Các mạch máu và dây thần kinh đã bị tổn thương nghiêm trọng khi trật khớp gối trong trường hợp xấu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như phải cắt bỏ phần chân bị thương không được máu nuôi dưỡng. Vì vậy, trật khớp gối phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Bị trật khớp gối cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Chẩn đoán trật khớp gối

Sau khi đến cơ sở y tế để khám và điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát kỹ đầu gối của bệnh nhân, hay còn gọi là chẩn đoán lâm sàng. Lúc này các bác sĩ có thể sẽ dùng lực ấn hoặc chạm vào vùng đau để đánh giá sơ lược mức độ tổn thương mà các phần mô, cơ xương khớp hoặc dây thần kinh, dây chằng đang bị tổn thương.

Sau khi được kiểm tra sơ lược, người bị thương có thể được yêu cầu tiến hành một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm để thu được kết luận chính xác hơn, làm cơ sở để đưa ra phương án điều trị:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy toàn bộ cấu trúc của khớp gối, bao gồm cả các vết gãy hoặc trật khớp nào của xương.
  • Siêu âm động mạch hoặc siêu âm: Kỹ thuật này được sử dụng để đánh giá xem các mạch máu ở đầu gối bị tổn thương như thế nào và lưu lượng máu trong động mạch tổn thương.
  • Chụp MRI: Trái ngược với phương pháp chụp X-quang, chụp MRI có thể đánh giá tổn thương các mô mềm của khớp gối cũng như kiểm tra được các chấn thương mà chụp X-quang không thể phát hiện được.

Tìm hiểu thêm: Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?
Chẩn đoán trật khớp gối hiệu quả bằng cách siêu âm khớp gối

Trật khớp gối phải làm sao? Các phương pháp điều trị trật khớp gối

Như đã đề cập ở trên, trật khớp gối là một chấn thương ít gặp và có ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Ngay khi có dấu hiệu bị trật khớp thì người bệnh cần chườm lạnh ngay lập để giảm sưng và đau. Sau đó nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Hiện nay có hai phương pháp thường được chỉ định là trị liệu và phẫu thuật.

Điều trị trật khớp gối bằng phương pháp trị liệu

Khi người bệnh được chỉ định trị liệu theo phương pháp trị liệu, bác sĩ sẽ dùng lực tay để nắn lại khớp gối về đúng vị trí. Tiếp theo, người bị thương sẽ được bó bột bằng thạch cao trong tư thế giữ đầu gối hơi cong khoảng 15 độ trong 1 tuần và bó ống trong 3 tuần.

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

Trật khớp gối phải làm sao: Cần bó bột bằng thạch cao

Sau khi tháo bột, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu. Bài tập thường sẽ tập trung nhằm phục hồi chức năng của khớp gối. Chủ yếu các bài luyện tập nhằm kéo căng khớp gối để tránh cứng khớp và tăng cường sức mạnh cho cơ đầu gối để phục hồi nhanh hơn.

Điều trị trật khớp gối bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được tiến hành khi bác sĩ chẩn đoán cần điều chỉnh lại các cấu trúc của khớp gối nếu chấn thương nghiêm trọng mà vật lý trị liệu không thể điều trị. Chẳng hạn như điều chỉnh lại các cấu trúc ở khớp gối khi bị lệch xương đùi và xương chày, hoặc bị gãy xương, rách dây chằng, tổn thương dây thần kinh.

Bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng?

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn mẹ bầu cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh chính xác

Bị trật khớp gối phải làm sao nếu chấn thương nghiêm trọng: Phẫu thuật

Tùy thuộc vào tình trạng của chấn thương mà bác sĩ sẽ tiến hành mổ mở hoặc mổ nội soi để cố định bên ngoài hoặc bên trong của xương chày, xương đùi bằng đinh. Tuy nhiên cả hai cách này đều không phải phương pháp phổ biến. Vì chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, cứng khớp, mất chức năng khớp.

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị trật khớp gối phải làm sao để không để lại di chứng. Nếu trật khớp gối không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lời khuyên dành cho bạn là nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Bị trật khớp vai có phải mổ không?

Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *