Khô miệng mệt mỏi là tình trạng bất thường về sức khỏe khá phổ biến. Rất nhiều người bị khô miệng mệt mỏi lo lắng không biết mình bị bệnh gì, bao lâu thì hết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử trí tình trạng khô miệng.
Bạn đang đọc: Bị khô miệng mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo gì?
Bất cứ một biểu hiện khác thường của cơ thể đều có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng khô miệng mệt mỏi. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng này và không loại trừ một số khả năng đó là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó.
Tìm hiểu chung về tình trạng khô miệng
Trong khoang miệng, nước bọt được cơ thể điều tiết nhằm duy trì độ ẩm môi trường trong miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó lượng nước bọt tiết ra không đủ để giữ ẩm khoang miệng, hiện tượng này được gọi là khô miệng.
Đây là tình trạng thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Khô miệng khiến bạn luôn có cảm giác miệng khô khốc, có mùi hôi khó chịu và không cải thiện ngay cả khi đã uống nhiều nước.
Khô miệng có thể nhận diện thông qua cảm giác khô, khó chịu ở niêm mạc miệng và họng kèm theo giảm hoặc mất vị giác ở lưỡi. Một số trường hợp khô miệng nghiêm trọng khiến bạn cảm thấy đắng miệng, thậm chí cảm giác nóng rát trong miệng và họng. Tình trạng này không chỉ khiến bạn thường xuyên thấy khát nước mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, nói chuyện.
Hiện tượng khô miệng rất phổ biến nhưng nếu khô miệng kèm theo cảm giác mệt mỏi, khó chịu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe. Vì thế bạn không nên chủ quan khi cơ thể gặp phải tình trạng khô miệng mệt mỏi.
Khô miệng mệt mỏi nói lên điều gì?
Cơ thể bị mất nước
Mất nước xảy ra khi lượng nước hấp thụ vào ít hơn lượng nước bị bài tiết ra. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng mất nước ở trẻ em thường phổ biến, diễn biến nhanh và dễ gây biến chứng nghiêm trọng hơn.
Khô miệng mệt mỏi chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất nước không thể chủ quan. Mất nước có thể do bài tiết mồ hôi, tiểu nhiều, tiêu chảy hoặc qua hơi thở. Ngoài khô miệng, mất nước còn để lại nhiều hậu quả như tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí sốc, hôn mê, đầu óc lú lẫn,…
Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối
Tình trạng khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng, điển hình là vitamin B12. Sự thiếu hụt vitamin B12 sẽ cản trở quá trình sản xuất hồng cầu gây thiếu máu và làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, kèm theo dấu hiệu khô miệng, da xanh xao,… Do đó, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Cơ thể bị tác dụng phụ do thuốc
Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, kháng histamin, thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm,… người dùng có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, mệt mỏi, đau bụng, dị ứng,… Thông thường tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện khi ngừng thuốc. Tuy nhiên nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bởi người có chuyên môn.
Bệnh lý răng miệng
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng khô miệng mệt mỏi cũng cho thấy bạn đang mắc một số vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tuyến nước bọt,… Ngoài triệu chứng khô miệng, các bệnh này còn gây ra sốt, sưng đau tuyến nước bọt, đau họng, đau đầu,…
Một số bệnh lý toàn thân khác
Ngoài các bệnh lý về hô hấp và răng miệng, triệu chứng khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như hội chứng Sjogren, trào ngược dạ dày thực quản, quai bị, tiểu đường, đa xơ cứng,… Bên cạnh các bệnh lý phổ biến, hội chứng Sjogren là bệnh rối loạn tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết của cơ thể như tuyến nước bọt, tuyến lệ. Người bệnh bị hội chứng Sjogren có dấu hiệu đặc trưng là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho gây giảm tiết nước mắt và nước bọt.
Cơ thể bị ngộ độc sắt
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể nhận quá nhiều sắt, phổ biến nhất ở trẻ em. Bổ sung quá nhiều sắt có thể gây ngộ độc sắt với các biểu hiện khô miệng, mệt mỏi, nặng hơn gây ra nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mất nước, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu dùng liều quá cao trong thời gian dài.
Cần làm gì khi bị khô miệng mệt mỏi?
Khô miệng mệt mỏi có thể diễn ra theo nhiều mức độ khác nhau và thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm bởi khô miệng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp những vấn đề bất thường cần theo dõi để xử trí kịp thời. Khi bị khô miệng, bạn nên:
- Đi khám sức khỏe để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục khô miệng tạm thời như uống nước chanh ấm pha mật ong, uống trà gừng, uống nhiều nước lọc, nhai kẹo cao su,…
>>>>>Xem thêm: Phương pháp cắt bao quy đầu như thế nào? Lưu ý khi cắt bao quy đầu
Trên đây là những thông tin về tình trạng khô miệng mệt mỏi và mối liên hệ đối với tình trạng sức khỏe. Mặc dù tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhưng không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu nghi ngờ bản thân đang mắc các bệnh lý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì?
Nguyên nhân nào gây khô miệng khi ngủ dậy?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm