Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Bệnh mạch vành là một bệnh lý tim mạch, tỷ lệ bệnh khá phổ biến. Đặc trưng của bệnh là một hoặc một số nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn. Trong tổng số các trường hợp mắc bệnh mạch vành thì cần lưu ý nhất là bệnh mạch vành 3 nhánh – một trường hợp nhiều nhánh mạch vành bị tắc cùng lúc.

Bạn đang đọc: Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ngày càng gia tăng và có thể xảy ra ở cả giới trẻ. Bệnh mạch vành xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn. Một trường hợp nguy hiểm của bệnh mạch vành cần lưu ý là bệnh mạch vành 3 nhánh. Vậy bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin này tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì?

Động mạch vành là một hệ thống mạch máu đóng vai trò đưa máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim. Nhờ đó, tim được cung cấp năng lượng để hoạt động co bóp và thực hiện chức năng bơm máu đi nuôi các tế bào trong cơ thể.

Hệ động mạch vành gồm 2 nhánh lớn là:

  • Động mạch vành trái: Chạy kéo dài một đoạn khoảng 1 – 3cm giữa tâm nhĩ trái và giữa động mạch phổi (đoạn này còn được gọi là thân chung động mạch vành trái), thì tiếp tục chia thành 2 nhánh là động mạch mũ và động mạch liên thất trước.
  • Động mạch vành phải.

Bệnh mạch vành 3 nhánh là tình trạng 3 nhánh của động mạch vành đồng thời bị tắc nghẽn, gây cản trở sự lưu thông của máu, khiến máu không cung cấp đủ cho tim làm cơ tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Bệnh mạch vành 3 nhánh là tình trạng tắc nghẽn cả 3 nhánh động mạch vành

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành 3 nhánh

Bệnh mạch vành 3 nhánh gây tắc nghẽn 3 nhánh động mạch và thường xảy ra ở những đối tượng như:

  • Những người cao tuổi;
  • Bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường;
  • Người có tiền sử bị tăng huyết áp;
  • Những người hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu nhiều…

Bệnh mạch vành 3 nhánh có nguy hiểm không?

Tình trạng tắc nghẽn xảy ra ở cả 3 nhánh của động mạch vành khiến cho lượng máu nuôi dưỡng cơ tim bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh mạch vành 3 nhánh lại không có biểu hiện rõ rệt, rầm rộ mà tiến triển âm thầm trong nhiều năm khiến cho người bệnh không phát hiện sớm.

Thời gian đầu, bệnh nhân chỉ gặp phải một số tình trạng phổ biến như đau ngực, tức ngực, do đó thường bỏ qua và không để ý tới. Hậu quả là bệnh tiến triển trong thời gian dài và dẫn đến tình trạng suy tim. Những bệnh nhân bị bệnh mạch vành 3 nhánh có nguy cơ rất cao gặp phải tình trạng nhồi máu cơ tim cấp. Nếu bệnh phát hiện và điều trị muộn thì tỷ lệ tử vong cao, lên tới 62%.

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Bệnh mạch vành 3 nhánh gây đau tức ngực và có thể dẫn đến suy tim

Chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh

Để chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh, bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng hoặc phối hợp cả 2 để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh mạch vành 3 nhánh

Tương tự với bệnh mạch vành thông thường, ở bệnh mạch vành 3 nhánh triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực. Trong tổng số các ca mắc bệnh thì có đến 50% bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Người bệnh bị cơn đau thắt ngực điển hình khi có cả 3 dấu hiệu sau:

  • Đau tức sau xương, đau ran, nóng rát, nặng nề hoặc tê vùng ngực, có cảm giác bị bóp chặt hay đè nén ở tim, đầy bụng…
  • Đau nhiều khi xúc động mạnh hoặc hoạt động gắng sức.
  • Cơn đau có xu hướng giảm dần hoặc hết hẳn khi sử dụng thuốc giãn mạch Nitroglycerin hay nghỉ ngơi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau thắt ngực không điển hình (có 2 trong tổng 3 dấu hiệu trên) hoặc không đặc hiệu (chỉ xuất hiện 1 dấu hiệu hoặc không có dấu hiệu). Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xảy ra ở bệnh nhân bị mắc bệnh mạch vành 3 nhánh như: Khó thở, buồn nôn, đánh trống ngực, chóng mặt, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi…

Tìm hiểu thêm: Nhịp chậm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh
Bác sĩ thông qua các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh

Chẩn đoán cận lâm sàng

Dấu hiệu khá điển hình của bệnh mạch vành là đau ngực, tuy nhiên không phải trường hợp nào bị đau ngực cũng là do sự bất thường của mạch vành gây ra. Trong đó, nhiều trường hợp bệnh mạch vành 3 nhánh diễn ra âm thầm, không có triệu chứng hoặc biểu hiện bệnh, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng và gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ.

Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành 3 nhánh, bác sĩ cần những chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện chính xác bệnh:

Điện tâm đồ và siêu âm tim

Điện tâm đồ là một phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán các trường hợp có đau thắt ngực điển hình hoặc không điển hình. Bên cạnh thực hiện điện tâm đồ thông thường, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định làm thêm điện tâm đồ gắng sức. Điện tâm đồ cho phép bác sĩ theo dõi tình trạng các cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân.

Siêu âm tim có tác dụng trong việc tìm kiếm các dấu hiệu có thể xảy ra của các bệnh lý cơ tim và đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim của bệnh nhân.

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT)

Một trong những phương pháp quan trọng chẩn đoán bệnh mạch vành là chụp cắt lớp vi tính. Phương pháp này không gây xâm lấn, đồng thời cho phép đánh giá hình thái của động mạch vành, mức động tắc nghẽn với độ chính xác lên tới 90%. Nhờ vậy, giảm thiểu số lượng bệnh nhân phải thực hiện chụp mạch vành xâm lấn một cách không cần thiết.

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI)

Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật không sử dụng tia X, nhưng vẫn cho ra hình ảnh có độ phân giải không gian cao và nhiều mặt cắt, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và kết quả chính xác cao. Ngoài việc ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh, chụp cộng hưởng từ còn được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý như cơ tim, suy tim, tim bẩm sinh, van tim…

Chụp xạ hình tưới máu cơ tim (PET, SPECT)

Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành 3 nhánh không gây xâm lấn, có giá trị cao trong việc đánh giá đầy đủ mức độ tắc nghẽn và vị trí bị tắc của các động mạch vành, tình trạng nhồi máu cơ tim. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

Với những trường hợp bệnh mạch vành 3 nhánh có tình trạng bị hẹp và chưa gây tắc nghẽn trên diện rộng, triệu chứng bệnh chưa gây quá nhiều khó chịu hoặc nguy hiểm thì bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa gây biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch vành nhiều, lượng máu nuôi dưỡng cơ tim bị giảm nghiêm trọng hoặc không có hiệu quả trong điều trị nội khoa thì bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp can thiệp để tái tạo lại dòng máu nuôi dưỡng tim.

Để nâng cao sức khỏe và đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh như:

  • Ăn nhạt, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều muối để giúp cơ thể duy trì, ổn định huyết áp.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, trái cây, rau xanh, không dùng các đồ ăn sẵn, thực phẩm chiên rán.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Bệnh mạch vành 3 nhánh là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành 3 nhánh

>>>>>Xem thêm: Nên ăn uống gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid?

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh mạch vành

Trên đây là những thông tin về “Bệnh mạch vành 3 nhánh” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Để có một sức khỏe tốt, nên thực hiện thăm khám thường xuyên theo định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *