Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

Bướu giáp đơn nhân là tình trạng bệnh lý tuyến giáp xuất hiện một khối u, được gọi là nhân giáp. Vậy nguyên nhân gây bướu giáp đơn nhân là gì? Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi chi tiết thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

Bướu giáp đơn nhân có thể gây nên nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết nội dung bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không nhé!

Bướu giáp đơn nhân không độc là gì?

Bướu giáp đơn nhân là một tình trạng phát triển khối u trong tuyến giáp. Bệnh được chia thành 2 loại là bướu giáp đơn nhân độc và bướu giáp đơn nhân không độc.

Bướu giáp đơn nhân độc thường xuất hiện với nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao, gây ra các triệu chứng của cường giáp. Trong khi đó, đối với bướu giáp đơn nhân không độc, nồng độ hormone tuyến giáp luôn ở mức bình thường.

Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

Bệnh bướu giáp đơn nhân được chia thành 2 nhóm chính

Nguyên nhân gây bướu giáp đơn nhân

Bướu giáp đơn nhân thường bắt nguồn từ việc thiếu iod, đây là nguyên nhân chính gây nên bướu giáp. Bệnh thường xảy ra khi người dân sử dụng loại nước thiếu iod ở một số khu vực. Tuy nhiên, không phải tất cả người sống ở vùng thiếu iod đều mắc bướu giáp đơn nhân. Bệnh còn có thể là do tác động của yếu tố di truyền và nhiều yếu tố khác.

Ngoài thiếu iod, các yếu tố khác như chất kích thích có thể làm phì đại tuyến giáp, đồng thời một số loại thực phẩm có thể làm tăng kích thước tuyến giáp. Ngoài ra, các chất như thiocyanat, acid para-aminosalicylic, muối lithium, cobalt và thuốc kháng giáp tổng hợp cũng có thể làm tăng sự phát triển của bướu giáp đơn nhân.

Triệu chứng của bướu giáp đơn nhân

Trước khi tìm hiểu “Bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?”, hãy cùng chúng tôi theo dõi một số triệu chứng điển hình của bướu giáp nhé!

Bướu giáp thường không thể nhận biết bằng cách quan sát bên ngoài. Vì thế nên, bệnh thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Một số người mắc bướu giáp đơn nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như sưng to cổ họng không bình thường, cảm giác vướng víu trong họng, khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Ngoài ra, bệnh này có thể gây ra sự thay đổi trong cân nặng, cảm giác căng thẳng, tăng nhiệt độ cơ thể, khó ngủ và tiêu chảy kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào?

Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?
Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc đi kèm với triệu chứng cổ sưng to

Bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

Bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không? Bướu giáp đơn nhân không độc là một loại bệnh lành tính, không làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đầu, bởi do không có bất kỳ biểu hiện cụ thể nào.

Người bệnh thường phát hiện khi khối bướu tăng lên kích thước. Mặc dù ở giai đoạn ban đầu, bướu giáp đơn nhân thường không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh. Tuy nhiên, khi khối bướu trở nên lớn hơn và gây áp lực lên các cơ quan như thanh quản, khí quản, hoặc thực quản. Lúc này người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như khàn tiếng, khó thở và khó khăn trong việc nuốt thức ăn.

Cách chẩn đoán bướu giáp đơn thuần

Khi người bệnh phát hiện bướu giáp đơn nhân muộn, bác sĩ thường tiến hành một loạt kiểm tra để đánh giá tình trạng bệnh. Cụ thể như việc đo kích thước của bướu dưới xương ức và kiểm tra triệu chứng của hội chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim hoặc run giật cơ.

Bệnh nhân bướu giáp đơn nhân có thể có chức năng tuyến giáp bình thường hoặc bị suy giáp, tùy thuộc vào kết quả của các kiểm tra này. Để xác định chính xác chẩn đoán, bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm hỗ trợ để đo nồng độ hormone trong máu.

Bệnh bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Niềng răng mắc cài 3M có mấy loại? Cần chú ý gì khi niềng răng?

Phương pháp siêu âm tuyến giáp giúp bác sĩ xác định rõ mức độ bệnh chính xác

Một phương pháp chẩn đoán bướu giáp đơn nhân phổ biến là sử dụng siêu âm tuyến giáp. Bởi siêu âm giúp đánh giá kích thước của bướu, mức độ vôi hóa và đặc tính của tuyến giáp một cách chi tiết. Siêu âm tuyến giáp giúp hỗ trợ xác định cần nên tiến hành kỹ thuật sinh thiết tế bào (FNA) hay không. Dựa vào kết quả của kỹ thuật sinh thiết này, bác sĩ có thể xác định bướu giáp lành tính hay ác tính.

Điều trị bướu giáp đơn nhân không độc

Việc điều trị bướu giáp đơn nhân không độc thường phụ thuộc vào kích thước của khối bướu. Cụ thể như:

  • Theo dõi và sử dụng thảo dược: Nếu khối bướu giáp nhỏ và không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ thường đề xuất cho người bệnh theo dõi tình trạng và sử dụng các sản phẩm thảo dược được thiết kế giúp tiêu u khối bướu.
  • Điều trị hormone tuyến giáp: Trong trường hợp xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho thấy cơ quan này không sản xuất đủ hormon tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp để điều chỉnh hormone trong cơ thể.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được thực hiện cho những trường hợp bướu giáp lớn gây khó thở, khó nuốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng phẫu thuật có thể tiềm ẩn tác dụng phụ như chảy máu, nhiễm khuẩn và khàn giọng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “bướu giáp đơn nhân không độc có nguy hiểm không?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân trong việc điều trị bệnh nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *