Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn chú trọng chế độ dinh dưỡng, khoa học để thai nhi được phát triển toàn diện. Giá đỗ là một loại thực phẩm quen thuộc, hầu như đều xuất hiện trong các món ăn Việt Nam. Vấn đề giá đỗ trong khẩu phần ăn của các mẹ bầu có khá nhiều ý kiến trái chiều về lợi ích và tác hại. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Bạn đang đọc: Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Giá đỗ được người Việt Nam yêu thích không chỉ vì giá thành rẻ, dễ chế biến ra nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của giá đỗ và tìm câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không trong bài viết bên dưới nhé!

Một số lợi ích khi bà bầu ăn giá đỗ

Giá đỗ là một loại rau mầm được nảy mầm từ hạt đậu xanh, chiều dài trung bình từ 3 đến 7cm. Quá trình làm nảy mầm giá đỗ khá đơn giản, chỉ cần ủ hạt đậu xanh trong môi trường ẩm, kín. Tuỳ vào thời tiết mà từ 5 đến 7 ngày, giá đỗ sẽ nảy mầm và tăng trưởng.

Về thành phần dinh dưỡng, giá đỗ xanh có hàm lượng nước cao, protein, sắt, photpho, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, canxi,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những lợi ích mà giá đỗ mang lại cho bà bầu gồm:

  • Giảm nguy cơ sảy thai: Vitamin E trong giá đỗ giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch: Các chất dinh dưỡng trong giá giúp ngăn ngừa canxi tích tụ trong động mạch, phòng ngừa các bệnh tim mạch, mạch vành,…
  • Tốt cho hệ tiêu hoá: Có hàm lượng chất xơ và nước cao nên giúp hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế táo bón, đầy hơi,…
  • Thanh nhiệt: Giá đỗ có vị thanh, ngọt dịu, tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, mẹ bầu có bệnh lạnh tay chân thì không nên ăn.
  • Hỗ trợ kích sữa: Nếu uống nước giá đỗ trong thai kỳ có thể kích thích sự hình thành sữa mẹ, tăng số lượng sữa và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa sau khi sinh.

Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn giá đỗ. Mẹ bầu nên hạn chế ăn giá đỗ tối đa nhất có thể. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không? Câu trả lời là mẹ bầu nên ăn giá đỗ đã được nấu chín. Tốt nhất là mẹ bầu nên thay thế giá đỗ và rau mầm bằng các loại rau tốt cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhưng khi giá đỗ nảy mầm, các vi khuẩn có hại như Salmonella, Listeria, E.coli,… sẽ xâm nhập và có thể gây ra các rủi ro nguy hại cho bà bầu và thai nhi như sảy thai, thai lưu, sinh non và đe dọa nhiễm trùng cho trẻ mới sinh. Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella và E.coli có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong cao đối với mẹ và bé. Vì lý do này mà dù giá đỗ có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ, để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.

Những lưu ý khi ăn giá đỗ chín an toàn

Với những thông tin ở trên đã giải đáp được điều băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không. Nhưng để giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn giá đỗ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Mua giá đỗ ở những nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Loại bỏ những phần giá hay cọng giá đỗ bị héo, úng, ẩm mốc.
  • Rửa giá bằng nước muối pha loãng hay dung dịch rửa rau củ, hoặc rửa nhiều lần bằng nước sạch.
  • Không nên ăn giá đỗ sống hay chưa chín hoàn toàn.
  • Không ăn giá đỗ lúc bụng đói vì vitamin C trong giá có thể gây đau bụng, khó tiêu,…
  • Không nấu chung gan và giá đỗ vì chúng là thực phẩm kỵ nhau.
  • Nếu mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu thì tốt nhất là không nên ăn giá khi mang thai để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên cho mẹ bầu

Thời gian đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ đối mặt với những thay đổi về mặt sinh lý cũng như tinh thần, tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể nghén hoặc không, nghén nặng hay nhẹ. Nhưng vì 3 tháng đầu là giai đoạn hình thành các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, não, tuỷ sống, phổi, gan,… nên các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu có thể tăng 1 đến 2 kg. Mỗi ngày bổ sung các chất dinh dưỡng gồm:

  • 10 – 18 gam protein;
  • 15 gam sắt;
  • Canxi;
  • Axit folic;
  • Vitamin D và vitamin C.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng như ăn chín, uống sôi, chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hoà, kiêng những thực phẩm quá ngọt, nhiều đường hay nhiều muối. Tuyệt đối không ăn những món tái, sống hay thực phẩm chưa chín,…

Tìm hiểu thêm: Chiếu ánh sáng xanh đỏ có tác dụng gì trong làm đẹp?

Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình mang thai

Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu

Tam cá nguyệt đầu tiên hay 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, những dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này là axit folic, sắt, canxi, vitamin D,…

Nếu không cung cấp những dưỡng chất này, thai nhi sẽ gặp phải những dị tật như: Dị tật ống thần kinh do thiếu axit folic, suy dinh dưỡng, khung xương kém phát triển,… nguy hiểm hơn có thể bị sảy thai. Trong 3 tháng này các mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể và nên kiêng những thực phẩm có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như: Dứa, cua, nha đam, đu đủ xanh, cá biển (cá thu, cá ngừ) vì có hàm lượng thuỷ ngân cao,…

Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?

>>>>>Xem thêm: Sốt do thuốc là gì? Một số nhóm thuốc có thể gây sốt

Ba tháng đầu mẹ bầu nên kiêng các thực phẩm như cua, dứa, đu đủ xanh,…

Mang thai là một quá trình nhiều vất vả nhưng cũng rất thiêng liêng. Các mẹ bầu cần thiết lập cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không.

Xem thêm:

  • Mẹ sau sinh ăn rau muống được không? Cần lưu ý gì khi ăn?
  • Mẹ bầu ăn đậu cove được không và những điều cần lưu ý

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *