Quá trình mang thai của các mẹ bầu trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả. Vậy có những cách nào để giúp giảm sưng phù tay, chân ở phụ nữ mang thai? Trong đó, bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về hiện tượng phù chân ở mẹ bầu và câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!
Bạn đang đọc: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Khi mang thai, bên cạnh niềm hạnh phúc, hân hoan khi sắp chào đón một thiên thần nhỏ bé đến với thế giới, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rất nhiều cả về thể chất, vẻ ngoài và tinh thần. Bàn chân của các mẹ bầu thường bị sưng phù, đặc biệt là ba tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng sinh lý thường gặp nhưng có thể gây ra khó khăn trong việc sinh hoạt, đi lại. Vậy khi bị phù chân mẹ bầu nên làm gì? Ông bà ngày xưa thường khuyên phụ nữ mang thai đi nhiều cho dễ sinh nở. Vậy bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Tại sao bà bầu bị phù chân?
Trong thai kỳ, hiện tượng phù tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường, hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuỳ theo độ lớn của thai, vị trí hay cơ địa của từng người mà xuất hiện sớm hay muộn, mức độ phù nhiều hay ít, nặng hay nhẹ.
Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng phù chân ở mẹ bầu gồm:
- Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn. Lượng máu cung cấp cho cơ thể tăng lên đến 50%. Vì cơ thể cần nhiều máu hơn để vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
- Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, hiện tượng phù chân sẽ phổ biến hơn vì trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến máu khó bơm từ chi dưới về tim. Sức ép càng lớn, máu dồn nhiều ở chân, gây ra hiện tượng phù chân, nhất là bàn chân và mắt cá chân.
- Hormon thay đổi khiến cho thành mạch máu trở nên mềm hơn, gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình bơm máu từ chi dưới về tim.
Bên cạnh các nguyên nhân từ bên trong thì chế độ sinh hoạt cũng góp một phần nguyên nhân như đứng quá lâu, mang giày cao gót thường xuyên, làm việc nặng, chế độ ăn thừa natri (nhiều muối), thiếu kali (kali có công dụng giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể),…
Vậy bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Mặc dù là hiện tượng sinh lý phổ biến bình thường khi mang thai. Nhưng không ít các mẹ bầu vẫn băn khoăn, lo lắng về hiện tượng phù chân, cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không là có. Thực chất, việc đi bộ mang đến nhiều lợi ích to lớn như rèn luyện sự dẻo dai ở khớp, đầu gối, mắt cá chân, dễ sinh, duy trì cân nặng, giảm huyết áp, ngủ ngon giấc hơn,… Việc dành thời gian ít nhất 10 – 15 phút mỗi ngày để đi bộ giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ giảm phù chân hiệu quả.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu mà nên đi lại thường xuyên để giúp máu lưu thông đều ở hai chân. Từ tháng thứ 4 trở đi, ngoài việc đi bộ, mẹ có thể chọn tập thêm yoga để ngăn ngừa cơn đau mỏi vai gáy, đau lưng.
Phù chân có phải là dấu hiệu của tiền sản giật?
Phù chân có dẫn đến nguy cơ tiền sản giật không? Nếu hiện tượng phù chân có kèm thêm các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ sản khoa ngay vì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật:
- Dù đã nghỉ ngơi nhưng hiện tượng sưng phù vẫn kéo dài và không thuyên giảm. Thậm chí là biểu hiện sưng, phù hơn so với ban đầu;
- Đau đầu dữ dội;
- Ngay dưới xương sườn phải xuất hiện cơn đau;
- Chóng mặt, buồn nôn;
- Hoa mắt, nhìn mọi thứ xung quanh bị chói, nhòe, choáng,…
Tìm hiểu thêm: Chảy máu tử cung bất thường ở phụ nữ: Làm thế nào để nhận biết?
Những điều cần lưu ý để giúp mẹ bầu giảm phù chân trong thời gian mang thai
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ đều đặn, xét nghiệm nước tiểu và máu để đánh giá toàn diện sức khoẻ của bản thân và bé. Theo dõi huyết áp và báo ngay với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Nhằm giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái và thuận tiện trong sinh hoạt thì những lưu ý sau đây sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng phù chân khi mang thai:
- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu natri như thực phẩm đóng hộp, ít sử dụng muối khi nấu ăn,… Bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, cải bó xôi, cá hồi,…
- Uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có chứa caffeine vì caffeine có tác dụng lợi tiểu nhẹ, thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu, khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để đảm bảo sự cân bằng điện giải, có thể dẫn đến phù chân.
- Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân.
- Chọn giày dép, quần áo phù hợp, mang lại sự thoáng mát, thoải mái.
- Đi bộ thường xuyên, bắt đầu từ những bài tập chậm rãi như đi chơi, đi dạo từ 10 – 20 phút mỗi ngày. Sau khi đã quen có thể tăng từ từ thời gian và số lần đi bộ trong tuần. Lưu ý không nên quá sức.
>>>>>Xem thêm: Tròng kính bị vàng nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào?
Để chào đón thiên thần nhỏ ra đời khỏe mạnh, bình an, người mẹ đã chịu không ít những vất vả. Vì vậy, việc vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga mang đến sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé. Mong rằng với những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ bầu có câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?”. Quả thực phù chân không phải biểu hiện nguy hiểm, nhưng nếu có kèm thêm triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ ngay bạn nhé!
Xem thêm: Bà bầu có nên đi bộ khi mang thai không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm