Lá lách là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể nên việc duy trì và bảo vệ sức khỏe của lá lách là vô cùng cần thiết. Ăn gì tốt cho lá lách, những thực phẩm nào nên kiêng là những thông tin bạn sẽ có được sau khi đọc bài viết này.
Bạn đang đọc: Ăn gì tốt cho lá lách, tăng cường sức khỏe?
Lá lách là một phần quan trọng của hệ thống bạch huyết, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, đồng thời kiểm soát lượng chất lỏng và tiêu diệt các tế bào bị hư hỏng. Tuy nhiên, lá lách rất dễ bị tổn thương khi gặp các va đập mạnh tại vùng bụng. Trong một số trường hợp, nếu lá lách bị dập (giập), vỡ, viêm,… bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn. Vì thế, nếu chúng ta tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp giữ cho lá lách khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Vai trò của lá lách đối với cơ thể
Lá lách có vị trí nằm ở phía bên trái của dạ dày, bên dưới hoành trái và được khoang ngực bảo vệ. Trong cơ thể con người chúng ta, lá lách đảm nhận nhiệm vụ chính là lọc máu, lưu trữ máu và chế tạo kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật, nhiễm trùng.
Lọc máu
Lá lách có chức năng thực hiện quá trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt khi máu chảy qua cơ quan này. Theo đó, lá lách sẽ xác định các tế bào hồng cầu nào bị lão hóa hoặc bị hư hỏng, sau đó các đại thực bào, các tế bào bạch cầu lớn sẽ phân hủy các tế bào không lành mạnh này.
Lưu trữ máu
Không chỉ lọc máu, lá lách còn đảm nhận chức năng lưu trữ máu cho cơ thể. Khi ở vào trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trong các tình huống như sốc mất máu, lá lách sẽ nhanh chóng giải phóng lượng máu cần thiết, đảm bảo khả năng phản ứng hiệu quả của cơ thể trước các tình huống nguy cấp này.
Sản xuất kháng thể
Ngoài vai trò lọc và lưu trữ máu, lá lách còn là một cơ quan sản xuất kháng thể. Cơ quan này chứa một lượng đáng kể tế bào lympho khiến nó trở thành nơi sinh sản của các tế bào bạch cầu miễn dịch, giúp tạo ra kháng thể. Nhờ đó, cơ thể của chúng ta có thể chống lại vô số bệnh tật nhờ được tăng cường khả năng phòng vệ và miễn dịch.
Ăn gì tốt cho lá lách, tăng cường sức khỏe?
Thói quen ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bao gồm cả sức khỏe lá lách. Có những loại thực phẩm nếu ăn đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa, đẩy lùi bệnh tật.
Dưới đây là năm loại thực phẩm bạn có thể tham khảo nếu chưa biết ăn gì tốt cho lá lách:
Trái cây và rau quả tươi
Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và enzyme, các lựa chọn sau đây gồm táo, quả việt quất, dâu tây và cam có tác dụng giải độc cơ thể, đồng thời tăng cường chức năng của lá lách.
Bên cạnh đó, ăn gì tốt cho lá lách thì bạn có thể dùng bổ sung cà rốt, cần tây, ớt chuông, dưa chuột, rau diếp và bông cải xanh để đảm bảo lượng dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Hãy nhớ tiêu thụ trái cây và rau củ tươi mới, tự nhiên để cơ thể được hấp thụ các chất dinh dưỡng quý giá mà quá trình xử lý nhiệt do chế biến có thể phá hủy.
Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc có tác dụng tăng cường sức khỏe lá lách. Trong gừng có chứa zingibain, một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa protein, mang lại hiệu quả làm giảm viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cá béo
Bạn cũng đừng quên thêm cá béo vào thực đơn hàng ngày nhé. Cá (cá hồi, cá thu, cá bơn và cá mòi) rất giàu omega-3, không chỉ làm giảm viêm mà còn hỗ trợ lá lách trong việc tự làm sạch, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ teo cơ delta là bao nhiêu? Cập nhật chi tiết nhất
Ngoài cá béo, các nguồn thực phẩm giàu omega-3 khác có thể kể đến như hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, đậu nành, dầu đậu nành, hạt bí ngô, dầu hạt bí ngô, quả óc chó và dầu hồ đào đều hỗ trợ cho sức khỏe lá lách.
Nấm Maitake
Nấm Maitake chứa lượng lớn beta-glucan, góp phần làm tăng số lượng tế bào miễn dịch trong lá lách nên đây là thực phẩm tốt cho lá lách không thể bỏ qua. Ăn nấm Maitake giúp mang lại khả năng làm trì hoãn sự phát triển của khối u, bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư, đồng thời củng cố khả năng phục hồi của lá lách.
Nước
Nước là thành phần không thể thiếu cho sự sống. Do đó, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là một trong những cách đảm bảo lá lách của bạn có thể tự làm sạch một cách hiệu quả và loại bỏ độc tố tích tụ.
Hãy đặt mục tiêu uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giảm mệt mỏi và tăng cường hệ tiêu hóa. Mặt khác, hãy lựa chọn các loại rau quả giàu nước như cam, dưa hấu, dưa chuột và cà chua để tăng cường hơn nữa lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
Thực phẩm nên hạn chế vì gây tổn thương lá lách
Trong khi có những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của cơ quan lách thì cũng có những thực phẩm nếu ăn không đúng cách, ăn thường xuyên sẽ khiến lách ngày càng suy yếu, tổn thương.
Món ăn nhiều dầu mỡ
Thịt nướng, món chiên xào và món tráng miệng nhiều bơ tuy có tác dụng kích thích vị giác của bạn nhưng lượng chất béo dư thừa trong những món ăn này lại có thể phá hoại khả năng hoạt động tối ưu của lá lách. Việc vận chuyển oxy và máu bị cản trở khiến cơ thể bạn dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật. Do đó, việc cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo không chỉ có lợi cho lá lách của bạn mà còn nuôi dưỡng sức khỏe của nhiều cơ quan.
Món ăn sống và lạnh
Việc tiêu thụ liên tục những món ăn sống và lạnh có khả năng làm gián đoạn chức năng của lá lách, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và đầy hơi khó chịu. Hạn chế ăn thực phẩm lạnh sẽ giúp tăng cường tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và sức khỏe cơ thể tổng thể.
Thức ăn khó tiêu
Các loại thực phẩm khó tiêu đều rất hấp dẫn, kích thích vị giác, giàu protein, chất béo. Vấn đề là tiêu thụ chúng không chỉ khiến lá lách của bạn phải làm việc thêm mà còn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Những người có vấn đề về đường tiêu hóa nên thận trọng với những món ăn này vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và ảnh hưởng đến các cơ quan ngoài lá lách, chẳng hạn như dạ dày và thận.
>>>>>Xem thêm: Vi rút Nipah và những thông tin ai cũng cần biết
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò của lá lách cũng như giải đáp thắc mắc ăn gì tốt cho lá lách. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, do đó hãy thông qua việc lựa chọn thực phẩm, phương pháp chế biến để giúp lá lách luôn được khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm