COPD còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Việc chẩn đoán COPD chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy bạn có biết phương pháp để chẩn đoán COPD chưa? Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin cho bạn qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phương pháp chẩn đoán COPD chính xác
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang gia tăng do tình trạng hút thuốc lá và ô nhiễm không khí. COPD kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó việc chẩn đoán đúng COPD có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh và tăng điều trị hiệu quả khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.
COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh phổi mãn tính gây ra tình trạng hạn chế luồng không khí và các triệu chứng liên quan đến hô hấp. Nghĩa là có ít không khí vào và ra khỏi đường thở. Bệnh COPD hiện nay không có cách chữa trị hoàn toàn nhưng có nhiều cách để kiểm soát và điều trị COPD. Mục tiêu là ngăn bệnh tiến triển, giảm nhẹ các triệu chứng hiện có, cải thiện chất lượng sống.
COPD có thể bắt đầu với các triệu chứng nhẹ ngay cả ở người hút thuốc lá lâu năm. Các kỹ thuật chẩn đoán hiện có cần được phát triển trong tương lai về các tiêu chí liên quan, bao gồm: Tỷ lệ tử vong, tiến triển bệnh, chất lượng cuộc sống và tần suất xuất hiện các đợt trầm trọng.
Chẩn đoán COPD dựa trên lâm sàng
Trong các yếu tố nguy cơ thì hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính gây ra COPD. COPD thường bị chẩn đoán sai khi chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng. Nhiều người mắc bệnh COPD có thể không được phát hiện cho đến khi bệnh tiến triển hơn.
Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu và triệu chứng về tiền sử bệnh và gia đình của người bệnh. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ quan tâm tới sự tiếp xúc với các chất gây kích thích phổi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là khói thuốc lá. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh.
COPD ở mỗi người là khác nhau, nhưng một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Khó thở, ho có đờm, khò khè, tức ngực. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy như không thể thở được, mệt mỏi hoặc không thể hít một hơi thật sâu.
Thông thường, người mắc COPD sẽ ho dai dẳng hoặc gián đoạn theo từng đợt. Tức là ho kéo dài ít nhất khoảng 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp 2 năm trở lên. Người mắc COPD thường ho khan hoặc ho có đờm. Trường hợp ho có đờm sẽ thường khạc đờm vào buổi sáng. Nếu trường hợp ho đờm mủ thì đây là một trong những dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm.
Chẩn đoán COPD dựa trên cận lâm sàng
Ngoài việc dựa vào các dấu hiệu trên lâm sàng, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện các phương pháp khác để việc chẩn đoán COPD được chính xác hơn. Bởi vì các triệu chứng của COPD có thể tiến triển chậm và nhiều triệu chứng của COPD khá phổ biến, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Đo chức năng thông khí
Phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất để chẩn đoán COPD là đo thông khí bằng máy đo phế dung. Phương pháp này đo được chức năng và dung tích phổi. Đây cũng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán COPD.
Phương pháp đo dựa trên các chỉ số là: Lượng khí thở ra hết sức sau khi hít vào hết sức (FVC), thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên (FEV1), lưu lượng khí tối đa khi thở ra (PEF). Kết quả đo chức năng thông khí giúp chẩn đoán chính xác và đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Phương pháp này giúp chẩn đoán COPD hiệu quả nhất vì có thể xác định COPD trước khi các triệu chứng quan trọng xuất hiện. Ngoài ra dựa vào các chỉ số đo được có thể giúp bác sĩ theo dõi sự tiến triển của COPD và hiệu quả điều trị.
Phương pháp đo chức năng thông khí yêu cầu người bệnh phải thở ra thật mạnh. Do đó phương pháp này không được khuyến khích cho những người bị bệnh tim hoặc phẫu thuật tim hoặc đã có cơn đau tim gần đây.
X quang phổi
Hình ảnh X quang phổi bình thường ở người mắc bệnh COPD giai đoạn sớm, hình ảnh phế nang không giãn. Kết quả X quang thường cho thấy hình ảnh khí phế thũng khi ở giai đoạn muộn và có hội chứng phế quản.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tình trạng co giật do sốt ở trẻ tuổi biết đi
X quang phổi giúp loại trừ một số bệnh phổi khác như: U phổi, lao phổi, giãn phế quản, xơ phổi… Ngoài ra chụp X quang phổi có thể phát hiện các bệnh đồng mắc với COPD như: Tràn khí màng phổi, suy tim, tràn dịch màn phổi, các bất thường khung xương lồng ngực, cột sống…
Đo điện tâm đồ
Phương pháp này thích hợp chẩn đoán COPD ở giai đoạn muộn. Nhờ đó bác sĩ có thể thấy được các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi và suy tim phải: Sóng P cao (>2,5mm) nhọn đối xứng (P phế), trục phải (>1100), dày thất phải (R/S ở V6
Các xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán COPD
Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm máu để tránh nhầm lẫn với bệnh phổi do nhiễm trùng hay do các tình trạng bệnh lý khác gây ra.
Xét nghiệm khí máu động mạch sẽ đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm này có thể cho biết mức độ nghiêm trọng của COPD và quyết định cho người bệnh có cần điều trị bằng oxy hay không.
Đo nồng độ alpha-1 antitrypsin (AAT) là phương pháp để bác sĩ xác định người mắc COPD ở độ tuổi trẻ hơn những người mắc COPD hút thuốc lâu năm. AAT là protein được gan sản xuất, giúp bảo vệ phổi khỏi tình trạng viêm do các chất kích thích như ô nhiễm hoặc hút thuốc. Những người có mức độ AAT thấp thường mắc bệnh COPD khi còn trẻ.
Xét nghiệm đờm là phương pháp xác định người bệnh có bị nhiễm khuẩn hay không. Đồng thời kết quả xét nghiệm đờm cũng xác định được nguyên nhân gây khó thở hoặc ung thư phổi.
Chụp CT cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao, giúp chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh COPD. Phương pháp này giúp xác định được vị trí tổn thương của phế quản hoặc tiểu phế quản. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ nhìn rõ hơn những vùng mô giảm tỷ trọng và bóng khí thũng.
>>>>>Xem thêm: Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được các phương pháp chẩn đoán COPD chính xác. Cũng như các bệnh lý khác, COPD cần được chẩn đoán chính xác để có phương pháp điều trị phù hợp, bởi vì đây là bệnh mãn tính kéo dài. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn, cũng như cho bạn thêm nhiều kiến thức mới. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm: Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm