Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?

Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?

Bơi là môn thể thao giúp tăng cường vận động và cũng là kỹ năng sống cần thiết. Tuy nhiên, một số người sau khi đi bơi về thường xuyên xuất hiện cảm giác ngứa da. Vậy ngứa da sau khi đi bơi xuất phát từ nguyên nhân gì? Tình trạng này liệu có gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể?

Bạn đang đọc: Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?

Ngứa da sau khi đi bơi là tình trạng nhiều người mắc phải khi bơi ở những nơi nước cạn. Hiện tượng này xảy ra do sự tấn công của một loại ký sinh trùng có trong môi trường nước.

Thế nào là tình trạng ngứa da sau khi bơi lội?

Người bị hiện tượng này thường xuất hiện những mảng đỏ ngứa ngáy sau khi bơi lội. Triệu chứng này còn được gọi là viêm da nổi mẩn đỏ ấu trùng cercaria. Tình trạng ngứa da thường xảy ra phổ biến khi bạn bơi tại những nơi nước ngọt, ao, đầm và kể cả các khu vực nước mặn.

Người bị ngứa da sẽ xuất hiện những nốt mẩn ngứa trông như nốt mụn đỏ hoặc vết rộp. Những vết này có thể xuất hiện trong vài phút hoặc lặn đi sau vài ngày kể từ ngày đi bơi. Tình trạng ngứa ngáy sau khi đi bơi thường chỉ diễn ra tại những vùng da lộ ra ngoài, không được che kín bởi đồ bơi, mũ,… và có thể trở nên nghiêm trọng dần sau mỗi lần tiếp xúc với nguồn nước đó.

Nguyên nhân gây hiện tượng ngứa da sau khi đi bơi

Tác nhân gây ra tình trạng ngứa ngày này là do những ký sinh trùng có trong nước đã tiếp xúc với da trong quá trình bơi. Những loài này thường sống ký sinh trong các loài chim săn mồi hoặc động vật có vú gần khu vực sông, hồ như: Ngỗng, vịt,…

Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?

Ấu trùng Cercaria – nguyên nhân gây ngứa da sau khi bơi

Dù vậy, cơ thể người không phải là môi trường sống phù hợp của những loại ký sinh trùng này. Vì thế, tình trạng ngứa ngáy thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 tuần, bạn vẫn còn cảm thấy khó chịu hoặc nơi các vết mẩn đỏ xuất hiện mủ, bạn nên đi thăm khám chuyên khoa da liễu ngay.

Ngứa da sau khi đi bơi có nguy hiểm không?

Đa phần tình trạng này không nguy hiểm và ít khi gây nên biến chứng. Tuy nhiên, da của bạn có thể bị nhiễm trùng nếu bạn gãi quá mạnh. Vì vậy, bạn nên tránh tác động lên những khu vực bị ngứa và có thể áp dụng các cách sau để giảm ngứa:

  • Dùng kem bôi giảm ngứa, làm dịu da.
  • Đắp một chiếc khăn ẩm, sạch lên chỗ ngứa.
  • Chườm lạnh: Đặt một túi lạnh lên những khu vực ngứa ngáy. Nếu không có túi lạnh, bạn có thể bọc đá trong khăn ướt và chườm lên vùng da bị phát ban khoảng 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 4 lần.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giữ nước ở lớp ngoài cùng của da nhằm giúp da bớt khô và ngứa. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm uy tín đến từ các thương hiệu như: Cetaphil, Eucerin,…
  • Tắm với bột yến mạch, baking soda.
  • Trộn baking soda với nước để thu được hỗn hợp sệt như hồ rồi thoa lên vùng bị mẩn ngứa.
  • Thuốc dị ứng cho ngứa: Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc dị ứng như Benadryl. Đây là thuốc không kê đơn nhưng nếu sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Kem Steroid: Để giảm ngứa, bôi kem hydrocortisone 1% (chẳng hạn như Corticoid) lên vết phát ban. Đây cũng là loại kem không cần đơn thuốc. Sử dụng với liều dùng 3 lần mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi khám tim mạch cho trẻ em

Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?
Tình trạng ngứa có thể được cải thiện tại nhà

Với những cách trên, đa phần tình trạng ngứa ngáy sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp những biểu hiện sau, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Những vết đỏ lan rộng đến những khu vực khác.
  • Người bệnh có dấu hiệu sốt.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24h sử dụng kem steroid.
  • Da bị nhiễm trùng (chảy mủ hoặc lan rộng ra hơn).
  • Tình trạng ngứa ngáy kéo dài hơn 2 tuần.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Lúc này, bác sĩ sẽ khai thác một số câu hỏi như: Thời điểm phát ban, lần tiếp xúc gần đây nhất với nguồn nước bất thường, tiền sử bệnh về da của bản thân và người thân, loại thuốc đang dùng,… để đưa ra kết luận và có phác đồ điều trị thích hợp.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng ngứa da sau khi đi bơi

Để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng ngứa da sau khi bơi, bạn nên chú ý những điểm sau:

  • Tránh bơi ở những khu vực đầm lầy, ao hồ là nơi có nhiều ký sinh trùng sinh sống.
  • Tránh bơi vùng nước ấm quá lâu vì nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến làn da bị dị ứng.
  • Tắm kỹ bằng nước sạch sau khi bơi.
  • Thường xuyên giặt sạch đồ bơi và nên phơi đồ bơi ngoài nắng để diệt khuẩn.
  • Nên sử dụng kem chống nắng không tan trong nước. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng làn da sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi ký sinh trùng gây ngứa da nếu bạn có sử dụng kem chống nắng.

Ngứa da sau khi đi bơi liệu có sao không?

>>>>>Xem thêm: Tiêm insulin sống được bao lâu? Biện pháp hỗ trợ sau khi tiêm insulin

Bạn nên hạn chế bơi ở sông, ao, hồ,… là nơi tiềm ẩn ký sinh trùng

Ngứa da sau khi đi bơi liệu nhìn chung không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng gây không ít khó chịu cho người mắc. Vì vậy, bạn nên lưu ý tránh tắm ở những khu vực nước bẩn, ao, hồ, rìa sông,… để hạn chế hiện tượng trên. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *