Bạn đang đọc: Tăng lipid máu là gì? Nguyên nhân gây tăng lipid máu ở người bệnh
Tình trạng tăng lipid máu xảy ra do quá trình chuyển đổi lipid trong máu tăng cao các nồng độ chất mỡ như cholesterol, triglycerid và nhiều thành phần khác. Có thể nói tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tăng lipid máu là tình trạng hàm lượng lipid trong máu diễn ra bất thường, gây ảnh hưởng tác động xấu đến sức khỏe cơ thể. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Thế nào là lipid?
Lipid hay chất béo, là một loại chất sáp tồn tại trong máu và đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho các tế bào cũng như tham gia vào nhiều chức năng khác trong cơ thể. Trong lipid có hai thành phần chính là cholesterol và triglyceride, tham gia vào nhiều hoạt động.
Cholesterol LDL thường được biết đến như “cholesterol xấu”, đóng góp vào quá trình hình thành các mảng bám trong mạch máu, tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch và mạch máu. Ngược lại, cholesterol HDL hay “cholesterol tốt”, giúp loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, chất béo trung tính hay triglyceride, hình thành khi lượng calo không được đốt cháy ngay lập tức và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Sự tăng cao của chất béo trung tính có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Tăng lipid máu là gì?
Tăng lipid máu là một hiện tượng y khoa mô tả tình trạng nồng độ chất béo (lipid) trong máu cao hơn mức bình thường. Trong máu, hai loại lipid chính là triglyceride và cholesterol đóng vai trò quan trọng, do đó nếu một trong hai thành phần này tăng có thể tác động ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Triglyceride hình thành trong cơ thể khi lượng calo tiêu thụ vượt quá nhu cầu năng lượng, đặc biệt là khi chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo và đường. Sự tăng cao của triglyceride trong máu sẽ ảnh hưởng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe tim mạch khác. Ngoài ra, đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tổng quan sức khỏe tim mạch và chức năng lipid trong cơ thể.
Cholesterol là một loại chất béo cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể và được sản xuất tự nhiên từ gan. Cholesterol chủ yếu được sử dụng để xây dựng và duy trì các tế bào trong cơ thể. Có hai loại chính của cholesterol, bao gồm LDL-Cholesterol (cholesterol xấu) và HDL-Cholesterol (cholesterol tốt). LDL-Cholesterol được xem là có tác động tiêu cực đối với sức khỏe nếu tích tụ quá mức trong máu. Ngược lại, HDL-Cholesterol được coi là có tác động tích cực, vì nó giúp loại bỏ LDL-Cholesterol khỏi máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Tình trạng tăng lipid máu hay còn gọi là nồng độ cholesterol cao, có thể là kết quả của yếu tố di truyền, nhưng thường xuất phát từ lối sống không lành mạnh. Vì thế nên, việc điều trị thường kéo dài và đòi hỏi sự kết hợp giữa thuốc cùng với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Một số nguyên nhân gây tăng lipid máu
Béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động thường là những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn lipid máu ở thanh thiếu niên và trẻ em. Đồng thời, yếu tố di truyền cũng góp phần làm tăng tỉ lệ lipid trong máu. Đối với trẻ em, việc kiểm tra FH là rất quan trọng, đặc biệt khi có người thân trong gia đình mắc cholesterol cao hoặc mắc bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi nếu là nam và 65 tuổi nếu là nữ.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường (type 1 và type 2), bệnh thận, suy giảm, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing và bệnh viêm ruột (IBS) cũng góp phần làm ảnh hưởng gây rối loạn lipid máu.
Những biến chứng ảnh hưởng khi tăng lipid máu
Ban đầu, các triệu chứng của tăng lipid máu có thể khá mơ hồ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong thời gian dài. Theo thời gian, LDL-cholesterol thừa thường bám vào thành động mạch, tạo thành các mảng bám dày và làm thu hẹp lumen mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận quan trọng như tim, não, chân tay và các cơ quan khác. Các mảng bám cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Bệnh tim mạch vành: Các mảng bám trong động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu tới tim, dẫn đến cơn đau thắt ngực hoặc đau tim. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể dẫn đến suy tim.
- Đau tim: Rupture của mảng bám có thể hình thành cục máu đông, gây mất oxy cho tim và dẫn đến các cơn đau tim.
- Đột quỵ: Nếu mảng bám vỡ ra, tạo thành cục máu đông, có thể gây chặn động mạch cung cấp oxy cho não và dẫn đến đột quỵ.
- Bệnh tiểu đường: LDL-cholesterol cao có thể tác động xấu gây nên bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Gan nhiễm mỡ: Tăng lipid máu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: Bướu máu ở người lớn có nguy hiểm không? Các cấp độ của bệnh bướu máu
Cách phòng ngừa tăng lipid máu
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa và điều trị tăng lipid máu. Vì thế nên, việc lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, thực hiện tập thể dục đều đặn, không hút thuốc và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định là những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát mức lipid trong máu.
Chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim cần sẽ hỗ trợ làm giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Người bệnh cần nên tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời cần nên hạn chế hoặc tránh thức ăn nhanh, thực phẩm giàu carbohydrate và thực phẩm chế biến sẵn không có giá trị dinh dưỡng
Cân nặng ổn định
Người thừa cân hoặc béo phì thường đối diện với nguy cơ mắc bệnh tăng lipid máu và bệnh tim mạch. Do đó, giảm cân có thể giúp giảm nồng độ LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu. Nhờ vào đó hỗ trợ làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol, hỗ trợ quá trình loại bỏ LDL-cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Đau răng ăn cháo gì để thúc đẩy việc phục hồi?
Không hút thuốc
Hút thuốc lá gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút thuốc thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch, tăng nồng độ LDL-cholesterol và kích thích quá trình viêm nhiễm, đồng thời tạo điều kiện hình thành máu đông trong mạch máu. Ngưng hút thuốc lá đã được chứng minh có thể cải thiện nồng độ HDL-cholesterol trong máu.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân gây tăng lipid máu ở người bệnh. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh Rối loạn lipid huyếtChỉ số Triglyceridecholesterol