Bạn đang đọc: Lipid là gì? Vai trò của lipid đối với sức khỏe
Có thể nói lipid là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Thế nhưng, nếu bạn không biết cách bổ sung lipid hợp lý có thể gây nên tình trạng tăng cân và gây nên nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá lipid là gì và vai trò của lipid đối với sức khỏe nhé!
Vai trò của lipid đối với sức khỏe của mỗi người rất quan trọng và không thể thiếu. Vậy bạn đã hiểu lipid là gì và vai trò của chúng diễn ra như thế nào không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.
Lipid là gì?
Lipid hay còn được biết đến với tên gọi khác là chất béo, được hình thành thông qua quá trình este hóa giữa glycerol và các axit béo. Lipid có đặc tính không tan trong nước và tồn tại dưới hai dạng chính: Dạng lỏng (dầu) và dạng rắn (mỡ).
Các nguồn cung cấp lipid có thể xuất phát từ thức ăn động vật và thực vật. Lipid từ nguồn động vật có thể được tìm thấy trong thịt, cá, trứng và các sản phẩm thủy sản. Trong khi đó, lipid từ nguồn thực vật xuất hiện trong bơ thực vật, đậu nành, vừng, đậu lạc và dầu tinh luyện.
Trong cơ thể con người, lipid được phân chia thành ba dạng chính:
- Lipid dự trữ: Chủ yếu là triglyceride, được lưu trữ trong các tế bào mỡ dưới da, màng ruột. Khi cơ thể cần năng lượng, mỡ dự trữ sẽ được giải phóng.
- Lipid cấu trúc: Chủ yếu là cholesterol và phospholipid, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào.
- Lipid lưu hành: Bao gồm phospholipid, cholesterol, triglyceride và các axit béo tự do lưu hành trong máu, thường được vận chuyển qua hệ tuần hoàn máu để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu cấu trúc của cơ thể.
Vai trò của lipid đối với sức khỏe
Dự trữ năng lượng
Vai trò của lipid giúp hỗ trợ cung cấp năng lượng cho các cơ và các hoạt động tổng thể. Chất béo là một nguồn năng lượng dồi dào, với mỗi gram chất béo chứa 9 calo.
Khoảng một nửa lượng nhiên liệu mà cơ thể sử dụng khi nghỉ ngơi hoặc trong các hoạt động hàng ngày đều đến từ lipid. Khi bạn tiêu thụ calo nhiều hơn so với nhu cầu hàng ngày, năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng lipid trong tế bào mỡ. Quãng thời gian giữa các bữa ăn và trong khi tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng những dự trữ chất béo này để duy trì các chức năng cơ bản.
Tiêu hóa và hấp thụ
Lipid trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Acid mật được tạo ra từ lipid trong gan giúp emulsify chất béo và nước trong ruột, hỗ trợ quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn. Trong quá trình này, lipid giúp vận chuyển các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K từ ruột vào máu. Nhờ vào đó, các tế bào trong cơ thể sử dụng những vitamin này để duy trì sức khỏe của thị lực, da, xương, răng và máu.
Cách nhiệt
Lipid không chỉ cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, do đó có thể nói vai trò của lipid giúp cơ thể cách nhiệt và bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại. Lớp mỡ ngay dưới da giữ cho nhiệt độ bên trong cơ thể ổn định, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những biến động của nhiệt độ bên ngoài. Do đó, các cơ quan quan trọng như thận được bảo vệ bằng lớp chất béo xung quanh, giống như một lớp bong bóng, giúp ngăn chặn tổn thương do va đập hoặc chấn thương.
Vì thế nên, nếu cơ thể thiếu lớp lipid này, các cơ quan có thể dễ bị tổn thương gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tham gia cấu trúc thành tế bào
Các acid béo thiết yếu như acid linolenic và acid linoleic đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của cơ thể. Bởi do cơ thể không thể tự tổng hợp chúng và cần được cung cấp nhờ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các acid béo này không chỉ tham gia vào quá trình tạo màng tế bào và hormone mà còn giữ vai trò quan trọng trong duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Chúng cung cấp cấu trúc và hỗ trợ cho các tế bào trong cơ thể giúp hình thành nên màng tế bào.
Tham gia sản xuất hormone
Cholesterol là một loại lipid quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone steroid như estrogen, testosterone, progesterone và hoạt động của vitamin D. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ quá trình thai kỳ, phát triển các đặc điểm giới tính và điều chỉnh mức canxi trong cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 25% cholesterol trong máu đến từ chế độ ăn uống, trong khi 75% còn lại được tạo ra trong gan và tế bào của cơ thể.
Lipid đối với chế độ ăn uống của mẹ bầu
Để tránh tình trạng béo phì và thừa cân, cũng như đảm bảo tăng cường hấp thụ các vitamin A, D, E, K, khẩu phần ăn của mỗi người cần chứa tối thiểu 20% tổng năng lượng từ lipid. Theo nghiên cứu, lượng lipid khuyến nghị trong khẩu phần là từ 25 – 30%.
Đối với người trưởng thành, hàm lượng lipid từ động vật cần nên cân bằng ở mức 60% tổng lượng lipid. Trong khi đó, đối với phụ nữ mang thai hàm lượng lipid cần bổ sung mỗi ngày trong khoảng 50 – 65g/ngày.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Babesiosis (Babesia): Nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị và cách phòng ngừa
Những điều cần lưu ý khi bổ sung lipid
Mặc dù lipid không thể thiếu đối với cơ thể nhưng cũng không nên vì thế mà bổ sung quá nhiều. Do đó, để tránh tình trạng béo phì và nguy cơ các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa, bạn cần hạn chế việc tiêu thụ chất béo quá mức. Khi bổ sung lipid nhờ chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Trẻ em ở độ tuổi tiểu học cần khoảng 30% lượng lipid so với nhu cầu năng lượng của toàn cơ thể. Trong đó, 50% nên đến từ nguồn lipid thực vật và không quá 11% năng lượng từ axit béo no.
- Người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5 đơn vị dầu/chất béo/ngày, mỗi đơn vị tương đương với 5g dầu thực vật.
- Hạn chế cung cấp chất béo bão hòa đến 13g/ngày.
- Trong gian bếp, bạn cần có hai loại dầu: Dầu no dùng để chiên, xào và dầu nhẹ dùng cho trộn món ăn và nấu cháo cho trẻ.
- Tránh chiên nhiều lần bằng dầu no để ngăn chặn quá trình oxy hóa.
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và thay thế bằng chất béo không bão hòa.
- Nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa.
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo xấu như đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn, chất béo dạng Trans trong thịt và sản phẩm sữa.
- Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa để giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nghiện game và các triệu chứng nhận biết
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về vai trò của lipid đối với sức khỏe. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc cân bằng hàm lượng lipid cần thiết cho cơ thể mỗi ngày nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Chất béoChất béo lành mạnhDinh dưỡng