Bạn đang đọc: Thải độc kim loại nặng: Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thải độc kim loại nặng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách làm an toàn và hiệu quả. Vậy nên ăn gì và tránh ăn gì? Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn!
Môi trường, chế độ dinh dưỡng, nguồn thực phẩm,… có thể là những lý do khiến cơ thể chúng ta dễ bị nhiễm độc kim loại nặng. Để thải độc kim loại nặng, ngăn ngừa nguy cơ gây ra biến chứng khác cho cơ thể, việc chế độ dinh dưỡng phù hợp là một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
Nhiễm độc kim loại nặng là gì?
Ngộ độc kim loại nặng là hiện tượng mà cơ thể tiếp nhận một lượng lớn các kim loại khác nhau, có thể xuất phát từ việc tiếp xúc môi trường hoặc từ thực phẩm chứa chất kim loại. Chất phóng xạ cũng có thể là một phần của quá trình nhiễm độc kim loại nặng.
Một số kim loại phổ biến như kẽm, đồng và sắt là những chất có ích cho sức khỏe, nhưng chỉ khi cơ thể hấp thụ chúng trong lượng nhỏ và đủ, nên chúng còn được gọi là các nguyên tố vi lượng. Hấp thụ quá mức có thể dẫn đến ngộ độc nặng, ví dụ như bệnh Wilson, thậm chí có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể. Đối với việc thải độc kim loại nặng, bác sĩ có thể quyết định sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Thuốc hoạt động bằng cách tương tác gắn kết với kim loại và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Độc tính kim loại trong cơ thể có thể được đánh giá thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Mặc dù tiêm tĩnh mạch được coi là một phương pháp thường gặp để loại bỏ kim loại nặng, nhưng hiệu quả và an toàn của chúng vẫn chưa được công nhận hoàn toàn. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể khuyến khích sử dụng chế độ dinh dưỡng để hấp thụ kim loại và loại bỏ chúng dần ra khỏi cơ thể.
Thải độc kim loại liệu có hiệu quả không?
Đối với những người bị nhiễm độc kim loại nặng tần suất cao, tiến hành thải độc kim loại nặng là điều cần thiết để ngăn chặn những biến chứng đe dọa đến tính mạng. Đối với những trường hợp tiếp xúc với kim loại nặng ở liều lượng thấp nhưng đều đặn có thể làm tích tụ hàm lượng kim loại nặng trong máu, liệu pháp thải độc giúp ngăn chặn nhiều biến chứng mãn tính khác. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thải độc kim loại có thể là một phần của quá trình điều trị các bệnh lý như:
Bệnh tim mạch
Theo Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp (NCCID), một nghiên cứu quy mô lớn với 1,708 người đã cho thấy kết quả giảm nhẹ các triệu chứng tim mạch sau khi thải độc kim loại nặng so với nhóm có cùng triệu chứng. Tuy nhiên, chỉ đúng với đối tượng là những người mắc bệnh tiểu đường.
NCCIH cũng cho rằng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, thực hiện các liệu pháp thay đổi lối sống có thể ngăn chặn tốt các bệnh lý tim mạch. Thay vì phải đối mặt với tác dụng phụ nguy hiểm mà thải độc kim loại mang đến cho người sử dụng.
Bệnh Alzheimer
Một số nghiên cứu cho rằng có một mối liên hệ giữa mức kim loại nặng cao trong cơ thể và bệnh Alzheimer.
Có nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo đã chỉ ra mối quan hệ giữa các kim loại như đồng, kẽm và sắt với sự xuất hiện và tiến triển của các tình trạng suy giảm thần kinh như bệnh Alzheimer. Kim loại đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hoạt động của tế bào liên quan đến hoạt động của não bộ và thần kinh.
Cụ thể, một bài báo đã chỉ rằng kế hoạch điều trị nhắm đích vào kim loại tồn dư trong não là có cơ sở. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng chứng để chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Các nghiên cứu cũng không chỉ ra rằng phương pháp cụ thể hướng đến kim loại, chẳng hạn như chelat hóa, là có hiệu quả hoặc tối ưu trong điều trị bệnh Alzheimer.
Tự kỷ
Một số chuyên gia y tế cho rằng thải độc kim loại nặng là một phương pháp hỗ trợ điều trị tự kỷ. Điều này liên quan đến ý kiến cho rằng thimerosal trong các loại vắc xin dành cho trẻ em gây ra tự kỷ do nhiễm độc thủy ngân. Thimerosal là một chất bảo quản chứa thủy ngân có trong một số loại vắc xin dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, trung tâm Phòng chống Độc tố Quốc gia Hoa Kỳ nêu rõ không có bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên kết giữa thimerosal hoặc bất kỳ vắc xin nào dành cho trẻ em và người bị tự kỷ.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ thải độc kim loại nặng
Nhiều người có nguy cơ tích tụ kim loại nặng từ chế độ ăn uống kém lành mạnh thường ngày. Tuy nhiên cũng có một số loại thực phẩm có vai trò đáng kể trong việc loại bỏ lượng kim loại tích tụ trong cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn và nên tránh để loại bỏ kim loại tích tụ trong máu:
Thực phẩm nên bổ sung
Một số loại thực phẩm có thể giúp cơ thể thải độc bằng cách loại bỏ kim loại nặng. Các loại thực phẩm này liên kết với kim loại và loại bỏ chúng trong quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và kim loại nặng.
Tìm hiểu thêm: Răng sứ Lava Plus là gì? Có tốt không?
Một số loại thực phẩm thải độc kim loại nặng mà bạn có thể tham khảo:
- Rau mùi tàu;
- Tỏi;
- Việt quất;
- Nước chanh;
- Tảo Spirulina;
- Cà ri;
- Trà xanh;
- Cà chua.
Nếu bạn không đảm bảo đủ lượng vitamin cung cấp mỗi ngày thì việc dùng các thực phẩm bổ sung là cần thiết. Bởi việc thiếu vitamin B, B6 và C cũng dẫn đến sức đề kháng kém và nguy cơ nhiễm độc kim loại cao. Vitamin C cũng được cho là có tác dụng tạo phức hợp chelat với sắt, giúp đào thải sắt ra ngoài. Trong một nghiên cứu trên động vật, bổ sung vitamin B1 cũng đã được chứng tỏ là làm giảm mức sắt trong cơ thể.
Tuy nhiên lưu ý rằng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc. Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Thực phẩm nên tránh
Để giảm thiểu tác động của các loại thực phẩm đến sức khỏe hoặc ngăn chặn nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng từ thực phẩm, bạn cũng cần chú ý một số loại thực phẩm sau:
- Các loại gạo nâu có thể chứa nhiều asen;
- Một số loại cá lớn có chứa nhiều thủy ngân;
- Rượu, bia và thức uống có cồn.
>>>>>Xem thêm: Gắn Attachment khi niềng răng Invisalign có tác dụng gì?
Đặc biệt là các loại thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều chất béo cũng được cho là cần hạn chế để tránh nguy cơ nhiễm độc. Không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng thấp, chất béo trong thực phẩm còn có thể hấp thu và giữ lại nhiều kim loại nặng trong cơ thể, dẫn đến tích tụ kim loại, gây hại cho sức khỏe.
Nhiễm độc kim loại nặng có thể gây ra nhiều tác dụng có hại cho sức khỏe. Vì vậy, qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về thải độc kim loại nặng, một số thực phẩm nên ăn và nên tránh vì có khả năng hấp thu kim loại nặng. Quá trình thải độc có thể mất nhiều thời gian nhưng đây là điều cần thiết để thải độc một cách an toàn và hiệu quả.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dinh dưỡng