Bạn đang đọc: Suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2
Suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Sự suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2 thường đi đôi với nhau. Vì vậy, việc hiểu biết về hoạt động của tế bào beta và nguyên nhân gây suy giảm chúng là rất quan trọng để phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Tuyến tụy là gì?
Trước khi tìm hiểu về tình trạng suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về tuyến tụy và hoạt động tiết insulin của tuyến tụy.
Tuyến tụy là một cơ quan trong hệ tiêu hóa và hệ nội tiết của cơ thể con người. Nó nằm ở phía sau dạ dày trong vùng bụng, kéo dài từ phần trên bên trái gần lá lách. Tuyến tụy của người trưởng thành thường có chiều dài khoảng 12 – 15cm và có hình dạng như thùy. Nó thực hiện hai chức năng chính là nội tiết chiếm khoảng 1% và ngoại tiết tiêu hóa chiếm khoảng 99%.
Về chức năng nội tiết, tuyến tụy điều chỉnh lượng đường trong máu và sản xuất các hormone như insulin, glucagon, somatostatin và polypeptide. Đối với chức năng ngoại tiết, tuyến tụy tiết dịch vào ruột non thông qua ống tụy.
Dịch này chứa bicarbonate, giúp làm trung hòa axit từ dạ dày khi chúng đi vào ruột non. Ngoài ra, tuyến tụy cũng chứa các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy carbohydrate, protein và chất béo trong thức ăn.
Chức năng của tế bào beta bình thường
Vai trò chủ yếu của tế bào beta trong tuyến tụy là tạo ra insulin để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể kích thích sự tiết insulin như các chất dinh dưỡng (như axit amin như leucine, glutamine kết hợp với leucine, axit béo không hóa), hormone, chất dẫn truyền thần kinh và thuốc (như sulfonylurea, glinides), nhưng glucose là chất chủ yếu kích thích quá trình này.
Theo giả thuyết phổ biến nhất, quá trình tiết insulin diễn ra theo nhiều bước, bắt đầu bằng việc glucose được vận chuyển vào tế bào beta. Nói cách khác, khi nồng độ đường trong máu tăng sau khi ăn, tế bào beta bình thường sẽ tiết insulin vào máu, giúp đưa glucose vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Kết quả là đường huyết sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc insulin được giải phóng từ tế bào beta xảy ra đều đặn với chu kỳ khoảng 8 – 10 phút. Trong cơ thể con người, sự biến động của insulin trong máu cửa cao hơn hơn 100 lần so với máu tuần hoàn chung, cho thấy rằng gan có vai trò quan trọng trong việc cung cấp insulin cho máu.
Hiểu rõ về cách các con đường này hoạt động có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị cho bệnh đái tháo đường tuýp 2 do suy giảm chức năng tế bào beta trong tương lai.
Suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2
Vài năng gần đây, các nhà khoa học đã đồng ý rằng suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2 thường đi kèm với nhau. Điều này thể hiện qua một số biến đổi khác nhau, bao gồm việc giảm sự tiết insulin khi phản ứng với các chất kích thích sản xuất glucose, sự biến đổi trong việc sản xuất insulin không ổn định khi chuyển đổi proinsulin thành insulin và giảm sự tiết ra của polypeptide amyloid từ các đảo nhỏ.
Việc giảm tiết insulin có thể được quan sát ở người mắc tiểu đường type 2 sau khi họ uống glucose. Ngoài việc kích thích tiết insulin trực tiếp, glucose cũng ảnh hưởng đến phản ứng của tế bào beta với các chất tiết khác, như axit amin ở những người ăn kiêng không có tinh bột.
Có hai yếu tố quan trọng khác liên quan đến chức năng của tế bào β cần được nêu rõ khi nói về bệnh tiểu đường tuýp 2. Đầu tiên là về quá trình sản xuất insulin. Để sản xuất insulin, proinsulin phải được tách ra thành insulin và C-peptide.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Tennis Elbow là gì? Cách điều trị hiệu quả nhất
Trong một số trường hợp, khoảng 2% của proinsulin vẫn được giữ nguyên hoặc tách ra một phần ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, khả năng xử lý proinsulin của tế bào bị suy giảm.
Cụ thể, các tế bào beta ít trưởng thành hơn và chuyển đổi proinsulin thành insulin không hoàn chỉnh. Kết quả là nồng độ đường huyết trong máu không được kiểm soát và dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm chẩn đoán suy tế bào beta và tiểu đường tuýp 2
Kiểm tra HbA1c
Là một trong những chỉ số quan trọng không thể thiếu trong việc chẩn đoán đái tháo đường type 2. Kết quả của kiểm tra này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ đường huyết trung bình của bệnh nhân trong vài tháng trước khi kiểm tra.
Đo lường tỷ lệ đường huyết kết hợp với hemoglobin – một protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy sẽ cho biết lượng đường huyết trong máu của bệnh nhân. Chỉ số HbA1c cao tương ứng với mức đường huyết cao.
Kiểm tra đường huyết khi đói
Với phương pháp này, bệnh nhân cần nhịn đói từ 8 – 12 giờ, không ăn uống gì (trừ nước) trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Bình thường, mức đường huyết khi đói là dưới 100mg/dl (5.6mmol/l).
Nếu kết quả cho chỉ số từ 100 – 125mg/dl (5.6 – 6.9 mmol/l), có thể là tiền tiểu đường. Chỉ số 126mg/dl (7mmol/l) trở lên là dấu hiệu của đái tháo đường type 2.
Kiểm tra đường huyết bất kỳ
Trong một số trường hợp, kiểm tra HbA1c không phù hợp và bác sĩ sẽ yêu cầu thay thế bằng kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên. Phương pháp này có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần nhịn đói.
Các cách thức trong tương lai để ngăn ngừa suy giảm chức năng tế bào beta
Với các dấu hiệu rõ ràng về sự suy giảm hoạt động của tế bào beta trước khi chẩn đoán bệnh tiểu đường, chúng ta có thể thấy rằng việc ngăn ngừa bệnh từ giai đoạn sớm là rất quan trọng.
Tăng đường huyết và axit béo tự do gây ra rối loạn trong tế bào beta. Vì thế, việc kiểm soát các chỉ số này trong máu có thể giúp cải thiện sản xuất insulin và có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, vì amyloid tích tụ ở tụy được cho là dẫn đến mất tế bào beta, một ít amyloid trong máu dẫn đến suy giảm chức năng tế bào β sớm ở người bị tiểu đường loại 2. Do đó, việc ngăn chặn quá trình tạo amyloid có thể giúp duy trì số lượng tế bào beta và ngăn ngừa suy giảm chức năng tế bào β.
Cuối cùng, có những quan sát gần đây về resistin, một peptit được tế bào mỡ tạo ra và có thể gây ra sự kháng insulin. Sự khác biệt trong cách peptit này được giải phóng có thể ảnh hưởng đến chức năng tế bào beta sau này.
Tóm lại, việc suy giảm chức năng tế bào beta và tiểu đường type 2 thường đi kèm với nhau trong thời gian dài.
>>>>>Xem thêm: Thuốc làm loãng máu: Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ
Theo đó, sự khó khăn trong việc duy trì mức đường huyết ổn định xuất phát từ việc chức năng của tế bào beta giảm dần, thậm chí bắt đầu từ nhiều năm trước khi phát hiện bệnh. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị để giảm đường huyết, nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị đột phá nào được chứng minh là có thể ngăn chặn sự suy giảm chức năng của tế bào beta.
Vì vậy, các phương pháp điều trị tiềm năng, bao gồm cả phương pháp di truyền, sinh lý và miễn dịch, cần tập trung vào việc bảo vệ và khôi phục chức năng của tế bào beta sớm, với hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho các bệnh nhân tiểu đường type 2 trong tương lai.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:tiểu đường tuýp 2Tế bào