Tình trạng tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tiêu chảy kéo dài có phải là tình huống đáng báo động của cơ thể hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sức khỏe này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thông thường, tình trạng tiêu chảy chỉ bị từ một đến hai ngày là thuyên giảm. Tuy nhiên, một vài trường hợp sẽ có diễn biến nghiêm trọng, tiêu chảy kéo dài liên tục nhiều ngày và không có dấu hiệu giảm bớt. Đây có thể là những dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe.

Tình trạng tiêu chảy diễn ra như thế nào?

Tiêu chảy là một tình trạng y tế phổ biến nhưng nếu không được điều trị đúng cách, thì có thể gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe của bệnh nhân. Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ trải qua những cảm giác không mấy dễ chịu, bao gồm việc đi ngoài phân lỏng, đau bên trong vùng bụng, đặc biệt là vị trí khung đại tràng.

Dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy là việc bệnh nhân phải thường xuyên đi ngoài nhiều lần trong một ngày. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, khi triệu chứng tiêu chảy kéo dài xuất hiện trên 14 ngày, chúng sẽ được phân chia thành ba loại chính là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính. Tuy nhiên, để giúp bệnh nhân dễ dàng nhận biết và điều trị, các bác sĩ thường gộp thành hai loại chính là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính.

Tiêu chảy kéo dài có phải là tình trạng đáng báo động của cơ thể không 1

Tiêu chảy làm cho bệnh nhân phải thường xuyên đi ngoài nhiều lần trong ngày

Với trường hợp tiêu chảy cấp, bệnh thường thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. Đây chỉ là là một tình trạng tạm thời. Ngược lại, đối với tiêu chảy mãn tính lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể diễn ra trong một thời gian dài và tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh nhân trong trường hợp này cần phải thực hiện điều trị chuyên sâu và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn, hoặc kiểm soát tốt hơn tình trạng tiêu chảy mãn tính.

Quá trình điều trị tiêu chảy yêu cầu sự hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Việc duy trì tình trạng cơ thể cân đối, đảm bảo sự hydrat hóa, đồng thời tiếp tục theo dõi triệu chứng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và có nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Nhiễm khuẩn

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể xảy ra do:

  • Nhiễm virus: Các loại phổ biến là virus noro, virus rota, thường lây qua đường tay – miệng. Khi chạm vào bề mặt có virus bám dính rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng, virus sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh. Bên cạnh tiêu chảy, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng: Phổ biến là các loại vi khuẩn và ký sinh trùng như Campylobacter, E.Coli, Salmonella, Shigella, Cryptosporidium, Lamblia, Amip,… Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua việc ăn hoặc uống các loại thực phẩm kém vệ sinh. Tiêu chảy đi kèm với sốt và có máu lẫn trong phân.

Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng, thường trong các bể bơi, hồ, đập hay sông bị ô nhiễm, cũng có thể gây tiêu chảy kéo dài ở người lớn và cả trẻ em.

Tiêu chảy kéo dài do sử dụng thuốc

Tiêu chảy cũng có thể là tác dụng phụ các một số loại thuốc như: Thuốc cao huyết áp, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng axit có chứa magie, hoặc sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng.

Tiêu chảy do kháng sinh cũng rất phổ biến, do kháng sinh gây mất cân bằng đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đây là một tình trạng rối loạn ruột mà người bệnh sẽ trải qua khi bị tiêu chảy kéo dài với tần suất nhiều. Hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến tâm lý và căng thẳng, không có bất kỳ sự tổn thương vật lý nào ở đại tràng và ruột. Người bệnh sẽ đi ngoài ra phân lỏng, không có máu nhưng luôn có cảm giác chưa đi ngoài hết.

Tổn thương đại tràng

Khi triệu chứng tiêu chảy kéo dài không phải do tâm lý, người bệnh sẽ được tiến hành nội soi đại tràng. Bệnh nhân có thể sẽ được chẩn đoán mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính. Nguyên nhân của viêm đại tràng mãn tính bao gồm nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống.

Không dung nạp thực phẩm

Chứng không dung nạp thực phẩm là tình trạng cơ thể gặp khó khăn khi tiêu hóa một loại thức ăn nào đó và gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

Khi cơ thể không thể hấp thu các loại đường như lactose, glucose-galactose, fructose, hoặc thiếu các men như sucrase-isomaltase, men lactase,… cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài.

Tìm hiểu thêm: Nạo sinh thiết buồng tử cung và những điều cần biết

Tiêu chảy kéo dài có phải là tình trạng đáng báo động của cơ thể không 2
Nhiễm ký sinh dẫn đến viêm đại tràng cũng sẽ gây tiêu chảy kéo dài

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của tiêu chảy kéo dài là quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất, và đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân. Đối với mọi trường hợp, việc tư vấn và điều trị dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế là điều cần thiết.

Cách phòng ngừa tiêu chảy

Để phòng ngừa tiêu chảy và duy trì sức khỏe tốt, chúng ta cần tuân theo một số biện pháp sau đây:

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đa dạng và đảm bảo vệ sinh. Bạn nên hạn chế ăn thức ăn ôi thiu hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc. Thức ăn luôn được đảm bảo nấu chín, và đừng quên uống nước đã được đun sôi.
  • Kiểm tra thực phẩm: Trước khi nấu nướng hoặc ăn, bạn nên kiểm tra thực phẩm cẩn thận để tránh ăn phải thực phẩm nhiễm bệnh. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo thịt gia cầm và thịt heo đều đã được nấu chín để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh thức ăn lên men chua: Hạn chế ăn quá nhiều thức ăn lên men chua, thực phẩm ngâm ủ lâu ngày như dưa và cà. Những thức ăn này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
  • Sử dụng sữa mẹ cho trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có khả năng bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật. Bởi thế, các chuyên gia luôn khuyến khích việc cho trẻ bú sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Bạn và các thành viên khác trong gia đình nên tiêm đủ chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm, bao gồm viêm đại tràng.
  • Quản lý dịch tễ: Đối với các khu vực có dấu hiệu lan rộng của bệnh tiêu chảy cấp, cần thiết phải có biện pháp xử lý sớm và kịp thời. Bao gồm cách ly và điều trị bệnh nhân, xác định nguyên nhân, tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Tiêu chảy kéo dài có phải là tình trạng đáng báo động của cơ thể không 3

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên khám sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu là đúng?

Hạn chế ăn quá nhiều thức ăn lên men chua

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và diễn biến của tình trạng tiêu chảy kéo dài. Nói chung, đây là một bệnh lý cần được thăm khám và điều trị để tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu bạn gặp phải tình cảnh tiêu chảy lâu ngày thì cần sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có cách điều trị tiêu chảy phù hợp.

Xem thêm:

  • Bị tiêu chảy nên làm gì? Những cách giúp trị tiêu chảy hiệu quả
  • Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
  • Ăn gì dễ tiêu chảy? Thức ăn người bụng yếu nên tránh

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:tiêu chảyrối loạn tiêu hóaBệnh về đường tiêu hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *