Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

“Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?” là câu hỏi rất phổ biến, được nhiều người quan tâm. Nếu bạn hoặc người thân của bạnđang chiến đấu với căn bệnh ung thư và muốn bổ sung thịt gà sao cho đúng cách, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Trong các loại thực phẩm được khuyên nên bổ sung vào thực đơn của mỗi gia đình không thể thiếu thịt gà. Thịt gà không những ngon miệng, dễ chế biến mà còn mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người quan niệm bị ung thư nên hạn chế ăn thịt. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách bổ sung thịt gà, bạn sẽ giúp cơ thể được củng cố bằng nhiều khoáng chất thiết yếu để chống lại sự tấn công của bệnh ung thư.

Thành phần dinh dưỡng của thịt gà

Trước khi giải đáp câu hỏi bị ung thư có nên ăn thịt gà không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.

Thịt gà là một trong những nguyên liệu phổ biến trong bữa cơm của các gia đình. Loại thịt này không chỉ chứa lượng protein dồi dào mà nó còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể của con người chúng ta.

Thắc mắc: Bị ung thư có nThắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 1ên ăn thịt gà không?

Thịt gà là nguồn thực phẩm chứa nhiều protein nhưng ít calo

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của thịt gà có thể bạn chưa biết:

Calo

Với hàm lượng calo tương đối thấp (181 calo trên 100g), thịt gà là lựa chọn protein nạc đặc biệt lý tưởng cho những người đang cố gắng duy trì cân nặng ổn định.

Protein

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh thịt gà là nguồn protein chất lượng cao. Việc kết hợp protein gà vào chế độ ăn giàu rau có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2.

Vitamin

Ngoài calo thấp và protein dồi dào, thịt gà còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin B khác nhau, bao gồm B1, B2, B3 và B6. Tiêu thụ thịt gà giúp hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, củng cố hệ thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Những vitamin trong thịt gà đều không thể thiếu đối với bệnh nhân ung thư, mang lại sự hỗ trợ cần thiết trong suốt hành trình điều trị. Kết hợp thịt gà vào chế độ ăn uống một cách khoa học, bệnh nhân có thể nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng này, hỗ trợ sức khỏe và khả năng phục hồi tổng thể của họ.

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 2

Thịt gà còn chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể

Selenium

Thịt gà rất giàu selen, một loại khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Selen đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của DNA và hoạt động như một biện pháp ngăn chặn đáng kể chống lại sự hình thành, phát triển hoặc tái phát của các tế bào ung thư.

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư có thể ăn thịt gà nhưng với hàm lượng vừa đủ. Bên cạnh đó, nên chế biến thịt gà bằng phương pháp nấu ăn lành mạnh, cụ thể là hấp, xào, luộc, hầm,… Tuân thủ những điều này, thịt gà sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào đối với sức khỏe của bệnh nhân ung thư.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để tìm ra mối liên quan giữa ăn thịt gà và nguy cơ thúc đẩy ung thư khởi phát, tiến triển, di căn song cho đến nay vẫn chưa tìm ra được bằng chứng thuyết phục. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bệnh nhân ung thư vẫn được phép tiêu thụ thịt gà trước, trong và sau khi điều trị bệnh với liều lượng cho phép.

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 3

Rất nhiều bệnh nhân ung thư băn khoăn bị ung thư có nên ăn thịt gà không

Một khi thịt gà được tiêu thụ đúng cách và đúng lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người ăn sau đây:

Hỗ trợ chữa lành sau điều trị

Như đã có đề cập bên trên, thịt gà là nguồn cung cấp protein dồi dào với chín loại axit amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất.

Chức năng của protein là xây dựng, sửa chữa tế bào, ngăn ngừa teo cơ. Nhờ đó, protein đặc biệt cần thiết đối với những bệnh nhân ung thư ung thư, bởi sau các liệu pháp như hóa trị hoặc xạ trị các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh thường sẽ bị tổn thương hoặc dị hóa (tiêu giảm) khá nhiều.

Hỗ trợ giảm thiểu tác dụng phụ

Bệnh nhân ung thư sau mỗi đợt hóa trị/xạ trị chắc chắn đều ảnh hưởng tinh thần và thể chất, cơ thể sa sút, miễn dịch suy yếu, sụt cân, chán ăn và kém hấp thu dinh dưỡng…

Thịt gà là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm các vitamin nhóm B có công dụng tăng cường chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, trong khi đó selen, magiê, canxi và kẽm đều là những chất có khả năng tăng cường miễn dịch cũng như giúp ăn ngon miệng hơn. Tiêu thụ thịt gà đúng cách sẽ mang lại lợi ích sức khỏe, hỗ trợ người bệnh giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, đồng thời giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong giai đoạn điều trị ung thư lẫn sau khi điều trị.

Tìm hiểu thêm: Ai nên dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nữ? Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 4
Thịt gà giúp người bệnh sớm hồi phục sau những đợt điều trị

Ngăn ngừa ung thư mới

Theo nghiên cứu, nếu chúng ta thay thế 10g thịt đỏ (bò, lợn, dê,…) trong khẩu phần ăn bằng 10g thịt gà sẽ mang lại lợi ích sức khỏe đáng chú ý, cụ thể như giảm tối thiểu 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy, thực quản, màng phổi, gan, hậu môn,… Bên cạnh đó, thay thịt đỏ bằng thịt gà còn giúp giảm từ 3 – 7% nguy cơ ung thư thực quản, ruột kết, trực tràng, phổi,…

Cách ăn thịt gà dành cho bệnh nhân ung thư

Sau khi đã giải đáp thắc mắc người bị ung thư có nên ăn thịt gà không, việc tiếp theo là bạn cần hiểu rõ cách ăn thịt gà thế nào để giúp loại thịt này phát huy tối đa lợi ích sức khỏe vốn có của nó?

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

Đúng lượng

Bệnh nhân ung thư không nên tiêu thụ quá 800g thịt gà mỗi tuần và không quá 155g thịt gà mỗi ngày. Tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng dinh dưỡng.

Đa dạng chế độ ăn uống

Thịt gà tuy bổ dưỡng nhưng lại thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, như chất xơ, chất đường bột, vitamin C và vitamin D. Do đó, bạn hãy cân bằng lượng thịt gà ăn vào với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu. Chế độ ăn uống đa dạng này cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể bạn.

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 5

Nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Chế biến đúng cách

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư nên tuân thủ các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo lợi ích sức khỏe tối ưu:

Phương pháp nấu ăn lành mạnh

Ưu tiên hấp, luộc hoặc hầm hơn chiên, nướng hoặc áp chảo. Điều này giúp hạn chế sự hấp thu quá nhiều chất béo và các hợp chất gây ung thư.

Gia vị được kiểm soát

Giảm thiểu việc sử dụng nước sốt đậm đặc, muối và đường trong quá trình ướp. Quá nhiều muối có thể dẫn đến cao huyết áp, trong khi đường lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Nước sốt đậm đặc có thể tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.

Lựa chọn gà thích hợp

Loại bỏ da gà sẽ giúp giảm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn mua thịt gà có da thì hãy loại bỏ da trước khi chế biến để bảo vệ sức khỏe.

Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không? 6

>>>>>Xem thêm: Bệnh không lây nhiễm là gì và cách phòng ngừa hiệu quả

Lựa chọn cách chế biến phù hợp cũng là đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh

Tư vấn với bác sĩ

Điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải trao đổi với bác sĩ về việc tiêu thụ thịt gà. Mỗi trường hợp ung thư đều khác nhau và bác sĩ điều trị sẽ giúp đưa ra lời khuyên chính xác phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của bạn. Ví dụ, những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp hoặc tuyến tụy có thể cần hạn chế ăn thịt gà nhiều hơn những bệnh nhân ung thư khác.

Tóm lại, người bị ung thư có nên ăn thịt gà không thì câu trả lời là “Nên ăn” vì thịt gà mang lại những lợi ích sức khỏe đáng chú ý. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt gà phải đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ thì mới phát huy tối đa tác dụng vốn có của loại thực phẩm này.

Xem thêm:

  • Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?
  • U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Dinh dưỡng trong ung thưKiến thức về ung thưUng thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *