Một trong những thói quen phổ biến nhất theo khảo sát là thói quen dịu mắt. Nhiều người thường nghĩa rằng thói quen này là vô hại và không gây ảnh hưởng nào đến mắt. Tuy nhiên, duy trì thói quen dụi mắt lâu có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt của bạn.
Bạn đang đọc: Thói quen dụi mắt có tốt không? Làm thế nào để hạn chế thói quen này
Nhiều người có suy nghĩ rằng thói quen dụi mắt là phản ứng bình thường khi có dị vật dính vào mắt hoặc khi bị kích ứng, cảm giác ngứa ngáy trong mắt. Tuy nhiên thói quen này có thể gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt của bạn, tính thẩm mỹ cũng giảm. Vậy làm sao để hạn chế dụi mắt? Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về thói quen này.
Tại sao lại có thói quen dụi mắt?
Khi mắt gặp phải một số vấn đề khó chịu như cộm mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt hoặc vướng phải dị vật như bụi, mắt bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác,… nhiều người có phản ứng đầu tiên là đưa tay lên mắt và dụi mắt liên tục nhằm giải quyết cảm giác khó chịu trên đôi mắt.
Đôi khi tình trạng khô mắt, mỏi mắt khi thường xuyên làm việc với màn hình máy tính, điện thoại,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thói quen dụi mắt. Mắt không có thời gian nghỉ ngơi, làm việc mệt mỏi,… khiến nhiều người có cảm giác khó chịu và dụi mắt thường xuyên.
Dụi mắt là cách mà đa số mọi người lựa chọn để có thể giải quyết tạm thời các vấn đề của mắt nhưng đây lại là phương án tạo điều kiện để vi khuẩn, bụi bẩn từ tay tiếp xúc với mắt, xâm nhập nhanh chóng và gây nguy cơ cao mắc bệnh về mắt, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nếu bạn sử dụng kính áp tròng thì việc dụi mắt nhiều lần, dụi liên tục còn có thể làm mắt bị đau rát rất khó chịu, tạo điều kiện để kính áp tròng cọ xát với giác mạc gây trầy xước giác mạc, dẫn đến nguy cơ viêm giác mạc, nhiễm trùng giác mạc,… rất cao.
Thói quen dụi mắt có tốt không?
Để giải quyết các vấn đề ở mắt như vướng mắt, cộm, ngứa mắt, khô mắt,… nhiều người có thói quen dụi mắt. Việc này tưởng chừng là thói quen vô hại nhưng thực ra không phải, thói quen dụi mắt có thể khiến bạn đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau như:
Xước giác mạc
Hậu quả đầu tiên khi bạn có thói quen dụi mắt đó là xước giác mạc. Khi bạn dụi mắt, đặc biệt là khi dùng lực mạnh để dụi mắt nhiều và liên tục sẽ làm cho cấu trúc mắt bị ảnh hưởng xấu. Trong trường hợp này nếu có lông mi hoặc dị vật, bụi bẩn,… đang bám trong giác mạc sẽ khiến chúng cọ xát với giác mạc và gây trầy xước, làm bạn có cảm giác đau mắt, chảy nước mắt, cộm mắt, xót mắt,… rất khó chịu.
Trong một số trường hợp nhất định thói quen dụi mắt còn có thể khiến cho mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương khiến mắt bị đỏ, vùng da quanh mắt cũng ửng đỏ và kích ứng hơn, tăng nguy cơ bị thâm quầng mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ, tính trẻ trung của đôi mắt và gương mặt.
Nhiễm trùng mắt
Thói quen dụi mắt có gây hại cho mắt không? Câu trả lời là có, bạn không nên duy trì thói quen dụi mắt. Nhiều người dụi mắt vì muốn giảm cảm giác ngứa mắt, cộm mắt khó chịu. Tuy nhiên hành động này có thể dẫn đến tình trạng giải phóng histamin làm cho mắt bị ngứa nhiều hơn nữa, từ đó khiến bạn muốn dụi mắt nhiều và liên tục.
Bên cạnh đó, việc đưa tay lên dụi mắt thường xuyên còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không kịp thời phát hiện và xử lý vấn đề.
Tăng áp nhãn nghiêm trọng hơn
Đối với những bệnh nhân bị tăng nhãn áp thì thói quen dụi mắt lại khiến bệnh tình nặng hơn. Khi bạn dụi mắt quá trình lưu thông máu ở mắt sẽ bị gián đoạn và duy trì thói quen này quá nhiều làm tổn thương thần kinh thị giác nặng nề, từ đó khiến bệnh tình cũng nặng hơn và tăng nguy cơ mù lòa.
Tìm hiểu thêm: Thoát hiểm khẩn cấp: Kỹ năng thoát khỏi đám cháy
Cận thị nặng hơn
Nếu bạn bị cận thị và có thói quen dụi mắt thì khả năng cao bạn sẽ tăng độ cận khá nhanh tùy theo tần suất dụi mắt. Cận thị liên quan trực tiếp đến độ cong giác mạc nên khi dụi mắt liên tục tác động mạnh đến giác mạc sẽ làm độ cận nặng thêm, mắt mờ hơn và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát, nhìn nhận sự vật.
Cách hạn chế thói quen dụi mắt hiệu quả
Khi đã biết được những tác hại của thói quen dụi mắt, nhiều người mong muốn nhanh chóng cải thiện thói quen này để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Tuy nhiên vì dụi mắt khi đã thành thói quen thì rất khó để cải thiện trong thời gian ngắn, bạn cần kiên trì áp dụng những cách dưới đây để hạn chế thói quen dụi mắt có hại.
- Dùng khăn giấy sạch để thấm vào mắt hoặc mát xa nhẹ nhàng tròng mắt khi có dị vật vướng vào mắt hoặc bị ngứa, cộm mắt mà không làm cho giác mạc bị tổn thương, hạn chế việc đưa vi khuẩn từ tay lên mắt.
- Khi bị ngứa, cộm mắt bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để rửa mắt nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân khiến mắt bị khó chịu.
- Khi có dị vật vướng vào mắt bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt kết hợp với tăm bông để loại bỏ dị vật này, tránh tuyệt đối thói quen dụi mắt. Trường hợp dị vật gây cộm mắt nhiều, dị vật kích thước lớn và có thể gây nguy hiểm cho mắt bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ gắp dị vật ra khỏi mắt.
- Những trường hợp bị ngứa mắt do bệnh lý như viêm kết mạc, viêm bờ mi hoặc mắt điều tiết liên tục bạn nên vệ sinh mắt thường xuyên và nhỏ thuốc nhỏ mắt mỗi khi bị ngứa để giảm cảm giác khó chịu, tránh thói quen dụi mắt.
- Để hạn chế tình trạng ngứa mắt, cộm mắt khó chịu bạn nên cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là những người phải làm việc trong môi trường tiếp xúc liên tục với máy vi tính, điện thoại, màn hình,…
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho lá lách, tăng cường sức khỏe?
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu về thói quen dụi mắt đã giúp bạn nhận ra tác hại cũng như cách cải thiện hiệu quả thói quen không tốt này. Nếu mắc các bệnh về mắt bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây khó chịu và biến chứng nặng hơn cho đôi mắt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:MắtThông tin sức khỏe