Mẫu xét nghiệm ADN rất đa dạng, nhưng đều cho kết quả vô cùng chính xác. Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu có thể xét nghiệm ADN bằng nước bọt không.
Bạn đang đọc: Có thể xét nghiệm ADN bằng nước bọt không?
Các mẫu phẩm dùng để xét nghiệm ADN thai nhi là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến kết quả xét nghiệm. Nếu muốn xét nghiệm ADN bằng nước bọt, bạn cần lấy mẫu như thế nào cho đúng cách? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời chi tiết nhất dành cho thắc mắc này.
Ưu điểm khi xét nghiệm ADN bằng nước bọt
Thông thường, mẫu phẩm để xét nghiệm ADN là mẫu máu, chân tóc, móng tay/chân,… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trung tâm xét nghiệm khuyến khích người tham gia nên lấy mẫu nước bọt.
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời khi xét nghiệm ADN bằng nước bọt:
ADN trong nước bọt tương đương máu
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Tập đoàn Genotek, lượng ADN từ các mẫu nước bọt lên đến 88%, nhiều tương đương với ADN có trong máu.
Ít bị hư hỏng
DNA chiết xuất từ các mẫu nước bọt mang tính toàn vẹn cao và có thể áp dụng cho nhiều gói sản phẩm về di truyền. Nó đáp ứng được yêu cầu của cả những gói ADN chất lượng cao. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Nhà di truyền học Bahlo M. vào năm 2010.
Không gây đau đớn và không truyền bệnh
Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV/AIDS, viêm gan B, sốt xuất huyết,… việc lấy máu để xét nghiệm có thể làm tăng nguy cơ truyền bệnh. Hơn nữa, việc lấy máu cũng khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi, căng thẳng.
Lúc này, sử dụng nước bọt để xét nghiệm ADN chính là giải pháp thay thế hoàn hảo. Phương pháp này vừa mang lại sự tiện lợi, vừa không gây đau đớn hoặc truyền bệnh.
Dễ dàng bảo quản
Đối với máu toàn phần, mẫu xét nghiệm phải được trích xuất trong vòng vài ngày sau khi lấy hoặc phải bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C. Trong khi đó, nước bọt có thể dễ dàng bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí bảo quản hơn so với các mẫu thử khác.
Giúp tiết kiệm chi phí
Như đã nói ở trên, việc xét nghiệm ADN bằng nước bọt không chỉ giúp tiết kiệm chi phí bảo quản, mà còn có thể vận chuyển bằng đường bưu điện. Giá thành xét nghiệm bằng nước bọt cũng được xếp vào gói rẻ nhất, giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí khi xét nghiệm huyết thống bằng phương pháp này.
Nhược điểm khi xét nghiệm ADN bằng nước bọt
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên, việc xét nghiệm ADN bằng nước bọt cũng đi kèm với nhiều trở ngại khác nhau mà bạn không thể bỏ qua là:
- Quá trình thu mẫu khó diễn ra một cách bí mật.
- Mẫu xét nghiệm có thể chứa nhiều vi khuẩn nếu người tham gia vệ sinh răng miệng kém, khoang miệng có nhiều tạp chất.
- Việc ăn uống, đặc biệt là sử dụng cà phê, sữa, rượu bia hoặc thuốc lá,… có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Tế bào niêm mạc miệng gần như trong suốt nên không thể kiểm tra sự hiện diện của tế bào chứa ADN một cách trực quan.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc y khoa: Xét nghiệm sinh thiết có những loại nào?
Lấy mẫu xét nghiệm ADN bằng nước bọt như thế nào?
Để đạt được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm. Tốt nhất, bạn nên tham khảo cách thức lấy mẫu theo quy trình như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tăm bông vô khuẩn để thu mẫu và giấy trắng sạch.
- Bước 2: Cắt bỏ một đầu tăm bông để xác định đầu còn lại là đầu dùng để thu mẫu.
- Bước 3: Ngậm đầu tăm bông trong vòng khoảng 10 giây để làm ẩm tăm bông.
- Bước 4: Di chuyển lần lượt tăm bông sang 2 bên và xoay mạnh 10 lần. Bạn chú ý nên dùng một tay áp vào má để cho tế bào niêm mạc miệng dễ dàng thấm vào đầu bông.
- Bước 5: Lấy tăm bông ra và gói lại vào tờ giấy sạch. Bạn cần đảm bảo đầu bông được giữ sạch, tránh chạm vào tay và các vật xung quanh gây nhiễm khuẩn.
- Bước 6: Gói mẫu vào phong bì, ghi đầy đủ thông tin bên ngoài bì và gửi đến trung tâm xét nghiệm.
Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm ADN bằng nước bọt?
Việc thu mẫu nước bọt để xét nghiệm ADN vô cùng tiện lợi và đơn giản. Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ kỹ những lưu ý sau trong quá trình thực hiện nhé!
- Không ăn uống, đặc biệt là các loại sữa, nước ngọt, rượu bia, cà phê,… trước khi lấy mẫu ít nhất 1 giờ đồng hồ.
- Súc miệng bằng nước lọc trước khi lấy mẫu.
- Nên dùng thiết bị thu thập mẫu chuyên dụng vì nó tiện dụng và đảm bảo vệ sinh.
- Nên bảo quản nước bọt ở nhiệt độ phòng, không bảo quản trong tủ lạnh.
- Không chạm tay hoặc để bất cứ vật gì khác chạm vào đầu tăm bông trước và sau khi lấy mẫu.
- Gửi mẫu phẩm đến trung tâm xét nghiệm trong thời gian ngắn.
>>>>>Xem thêm: Lịch uống nước giảm cân: Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả
Vậy là những thắc mắc về biện pháp xét nghiệm ADN bằng nước bọt đã được giải đáp. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên cân nhắc kỹ ưu và nhược điểm, cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành nhé!
Xem thêm: Mẹ bầu đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm